Đại dịch lan đến 'nóc nhà thế giới'

Hàng ngàn người Nepal sống nhờ vào hoạt động leo núi Everest. Ảnh: Business Insider
Hàng ngàn người Nepal sống nhờ vào hoạt động leo núi Everest. Ảnh: Business Insider
TP - Câu chuyện sau đây cho thấy tác động của Covid-19 lan đến mọi ngóc ngách của thế giới.

Apa Sherpa biết tất cả những rủi ro khi leo lên đỉnh Everest. Ông đã lên nóc nhà của thế giới 21 lần. Khả năng bùng phát Covid-19 tại một trại leo núi khiến ông sợ hãi không kém một trận bão tuyết hoặc hiện tượng nứt băng.

Người leo núi 60 tuổi đến từ Nepal hiện đang sống ở thành phố Salt Lake (Mỹ) đã hoan nghênh quyết định đóng cửa các tuyến đường lên đỉnh dãy núi Himalaya nổi tiếng vì lo ngại về coronavirus mới.

Điều đó có nghĩa là Sherpa không phải lo lắng về sức khỏe của bất kỳ ai trên núi, bao gồm cháu gái, cháu trai và anh em họ của ông khi họ tiếp bước công việc leo núi Everest của ông. Bây giờ, ông có một nỗi sợ hãi khác: Những người sống nhờ cái bóng của Everest nay sẽ làm gì để sống?

Việc đóng cửa các tuyến đường leo núi tác động đáng kể đối với đời sống của người Sherpa địa phương, những người làm nghề đầu bếp, khuân vác và những người khác kiếm sống nhờ phục vụ du khách leo núi đến từ khắp nơi trên thế giới.

“Tôi chỉ cảm thấy tồi tệ”, Apa Sherpa, người đã thiết lập một tổ chức chuyên giúp đỡ các sinh viên Nepal, nói với AP.

Phurba Ongel đã sẵn sàng cho công việc hướng dẫn những người leo núi phương Tây tới đỉnh Everest cao 8.850 mét vào mùa xuân thì nghe tin đóng cửa đường leo núi gần hai tuần trước. Ông đã lên tới đỉnh Everest chín lần và kiếm được khoảng 7.000 USD mỗi mùa. Đó là số tiền mà ông rất cần cho hai đứa con trai của mình đến trường, tiền thuê nhà và các khoản chi khác. “Bây giờ”, Ongel nói, “tôi không còn bao nhiêu”.

Cũng mất tiền là khách hàng của Ongel, những người đã phải bỏ ra 35.000 -85.000 USD để được dẫn lên núi, để trả cho các nhà điều hành thám hiểm có đủ loại chi phí phải thanh toán mặc dù đã buộc phải ngừng dịch vụ.

“Nó đang tàn phá ngành công nghiệp du lịch ở Nepal và nước ngoài”, Lukas Furtenbach, hướng dẫn viên leo núi và người sáng lập công ty du lịch mạo hiểm Furtenbach Adventures nói. “Nhiều doanh nghiệp sẽ không sống sót qua đợt này”.

Trung Quốc đã đóng cửa tuyến đường phía bắc qua Tây Tạng do đại dịch Covid-19 vào ngày 12/3. Một ngày sau đó, các chuyến thám hiểm từ phía Nepal cũng bị hủy bỏ. Núi Everest nằm trên biên giới giữa Nepal và Trung Quốc và có thể leo lên từ cả hai phía.

Đóng cửa lối đi qua tuyến đường phía nam Everest, chính phủ Nepal sẽ mất khoảng 4 triệu USD chỉ tính riêng khoảng cấp giấy phép. Có hàng ngàn người phụ thuộc vào số tiền mà những người đến leo núi ở Nepal đã bỏ ra.

“Bây giờ họ không có thu nhập. Không có gì”, Apa Sherpa nói, “Nhưng chính phủ đã đưa ra quyết định đúng đắn. Sinh mạng quan trọng hơn”.

Theo Ang Tshering, một chuyên gia leo núi ở Nepal, ngành công nghiệp leo núi mang lại khoảng 300.000 USD hàng năm - và phần lớn trong mùa leo núi, bắt đầu vào tháng 3 và kết thúc vào tháng 5. “Việc đóng cửa các ngọn núi đã khiến hàng ngàn người trong cộng đồng leo núi thất nghiệp”, Tshering nói.

MỚI - NÓNG
Chưa nghỉ lễ đã 'cháy' tour du thuyền vịnh Hạ Long
Chưa nghỉ lễ đã 'cháy' tour du thuyền vịnh Hạ Long
TPO - Những chuyến du thuyền ngắm vịnh Hạ Long đã được đặt kín từ 2-3 tháng trước nên dự báo không đủ sức cung ứng cho dịp 30/4-1/5 cho khách nội địa. Do đó, đại diện một số doanh nghiệp lữ hành chia sẻ rằng liên tục phải từ chối hàng chục cuộc gọi đặt tour này mỗi ngày trong thời gian gần đây. 
Nữ thần Đài Loan lười biếng
Nữ thần Đài Loan lười biếng
TPO - Quách Bích Đình khiến khán giả mong chờ khi trở lại với show Tỷ tỷ đạp gió rẽ sóng sau thời gian dài tạm ngừng hoạt động nghệ thuật để lo cho gia đình. Tuy nhiên, biểu hiện của nữ diễn viên trong show gây nhiều tranh cãi.