Ấn Độ phong tỏa đất nước vì dịch Covid-19, 1,3 tỉ dân phải ở trong nhà

Thủ tướng Narendra Modi đã có biện pháp mạnh mẽ bất ngờ vào ngày 24/3.
Thủ tướng Narendra Modi đã có biện pháp mạnh mẽ bất ngờ vào ngày 24/3.
TPO - Ngày 24/3, Ấn Độ bất ngờ ban hành lệnh phong tỏa đất nước trong 21 ngày, kể từ nừa đêm 24/3. Tất cả 1,3 tỉ dân Ấn Độ phải ở trong nhà để ngăn dịch Covid-19 lây lan.

Đây là biện pháp mạnh nhất của Ấn Độ để bảo vệ đất nước có dân số đông thứ nhì thế giới trước sự lây lan của virus corona khắp thế giới.

Ấn Độ phong tỏa đất nước vì dịch Covid-19, 1,3 tỉ dân phải ở trong nhà ảnh 1Cảnh người dân Ấn Độ xếp hàng mua vé tàu hỏa tại nhà ga ngày 24/3.
Các nhà nghiên cứu Ấn Độ đã cảnh báo rằng, hơn 1 triệu người dân Ấn Độ có thể sẽ bị nhiễm Covid-19 vào giữa tháng 5 tới. Điều này đã khiến cho chính phủ đóng cửa tất cả các hãng hàng không, tàu hỏa, doanh nghiệp và trường học.

Ngày 24/3, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tuyên bố, không một người nào được phép rời khỏi nhà trong vòng 3 tuần tới, kể từ nừa đêm 24/3.

Trong bài phát biểu thứ hai trong vòng một tuần, trước lệnh phong tỏa này, ông Modi nói: “Đây là cách duy nhất để cứu tất cả chúng ta khỏi virus corona. Cho dù có điều gì xảy ra đi nữa, chúng ta hãy ở yên trong nhà”.

Ông cho biết thêm: “Tất cả các quận huyện, các ngõ ngách, các làng mạc sẽ bị phong tỏa”.

Ông Modi cho rằng, đất nước Ấn Độ sẽ trở lại như cách đây vài thập kỷ nếu không phong tỏa đất nước và chiến đấu với loại virus này.

Trước khi lệnh phong tỏa có hiệu lực, rất nhiều người dân Ấn Độ xếp hàng tại New Delhi và Mumbai cùng nhiều nơi khác trên khắp đất nước để mua các nhu yếu phẩm.

Hiện Án Độ đã phát hiện 482 ca nhiễm Covid-19 và 10 người tử vong. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự gia tăng bệnh dịch này khắp đất nước, nhất là các cộng đồng dân nghèo và sự quá tải các nguồn lực y tế công cộng.

Virus tấn công tất cả các thành phố của Ấn Độ

Các quan chức y tế Ấn Độ cho biết, virus SARS- CoV-2 đã lây lan khắp các thành phố lớn của Ấn Độ sau khi xuất hiện đầu tiên tại các thị trấn nhỏ.

Ông Modi đã có hành động chỉ vài ngày sau khi Tổ chức y tế thế giới WHO kêu gọi nước này phải có các hành động mạnh mẽ để chống lại dịch bệnh toàn cầu này.

Giám đốc điều hành chương trình khẩn cấp của WHO cũng đưa ra khuyến cáo, tương lai đại dịch này có mở rộng phạm vi lớn hơn hay không tùy thuộc vào những gì xảy ra ở các quốc gia có mật độ dân cư đông đúc. Dân số Ấn Độ dày đặc hơn so với Trung Quốc, nên Ấn Độ phải tiếp tục có các biện pháp mạnh mẽ để kiểm soát và khống chế bệnh dịch này.

Chính phủ Ấn Độ cho biết, các dịch vụ thiết yếu như tạp hóa, trạm xăng, ngân hàng sẽ vẫn tiếp tục mở cửa. Thị trường chứng khoán tại trung tâm tài chính Mumbai sẽ vẫn hoạt động vào ngày 25/3.

Đổ xô đi mua hàng

 Trước khi lệnh phong tỏa có hiệu lực từ nửa đêm 24/3, người dân tại New Delhi và Mumbai đã đổ xô ra các cửa hàng để mua các nhu yếu phẩm. Một số thành phố khác, cảnh sát đã được triển khai để duy trì trật tự.

Thủ tướng Modi cho biết, chính phủ vẫn đang làm việc để giảm bởi khó khăn cho những người nghèo, những người bị thiệt hại nặng nhất trước lệnh đóng cửa.

Ông khuyên mọi người không nên đổ xô đi mua hàng và cho biết hàng hóa vẫn đủ trong kho.

Giáo sư kinh tế học tại đại học Shiv Nadar ở New Delhi cho rằng, đây à một quyết định táo bạo, khó khăn nhưng đúng đắn. Ông nói: “Ưu tiên hàng đầu là cứu mạng sống và rồi mới nghĩ tới việc tái thiết”.

Khắp khu vực Nam Á, nơi chiếm tới 1/4 dân số thế giới, chính quyền các nước này đã bắt đầu nâng cao các biện pháp bảo về trước sự lây lan của Covid-19.

Khoảng 1.500 quân nhân NATO đang làm việc tại Afghanistan đã được kiểm tra y tế như là một biện pháp phòng ngừa. Bộ y tế Afghanistan cho biết, WHO đã dự đoán rằng, khoảng 80% dân số của đất nước 32 triệu dân này có thể sẽ nhiễm Covid-19 trong vòng 5 tháng nữa. Cho đến nay, nước này đã ghi nhận 74 ca nhiễm bệnh và 1 ca tử vong.

Nepal cũng đã ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc để kiềm chế sự lây lan của virus corona khi đất nước 30 triệu dân này ghi nhận 2 ca nhiễm Covid-19.

Theo Reuters
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.