Tập đoàn Sanofi, Pháp là hãng sản xuất vắc xin này. Ông Olivier Charmeil, trưởng đơn vị vắc xin của tập đoàn cho biết Vắc xin có tên Dengvaxia, được áp dụng tại một số nước như Mỹ La tinh, châu Á.
Theo tổ chức y tế thế giới WHO, việc tiêm vắc xin có thể ngăn chặn tất cả 4 loại virus gây bệnh sốt xuất huyết.
Không giống như bệnh sốt rét và một vài bệnh khác do muỗi gây ra, bệnh sốt xuất huyết ảnh hưởng tới bất kỳ quốc gia nào từ phát triển, giàu có đến các quốc gia thu nhập trung bình như ở châu Mỹ Latinh và các quốc gia nghèo khó ở châu Phi.
Đặc biệt ở một vài nước Mỹ La tinh, tình trạng thiếu nước ở Sao Paulo, Braxin khiến người dân địa phương buộc phải cất trữ nước trong các xô chậu, vô tình tạo môi trường sinh sống của muỗi, làm dịch bệnh càng khó kiểm soát.
Mức giá của Dengvaxia chưa được ấn định nhưng theo tờ Bloomberg, lợi nhuận thu được từ loại vắc xin này có thể đạt 1,4 tỷ USD tới năm 2020. Sanofi cho biết giá của Dengvaxia sẽ rất hợp lý và ổn định. Theo ông Guillaume Leroy, phó chủ tịch dự án vắc xin sốt xuất huyết của Sanofi, một vài quốc gia sẽ được miễn phí. Dengvaxia không khuyến khích sử dụng cho trẻ dưới 9 tuổi.
Ông Olivier Charmeil nói: “Chúng tôi vô cùng tự hào đã sản xuất ra vắc xin có thể ngăn chặn căn bệnh sốt xuất huyết này”.
Tới đây, Mexico trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới dùng vắc xin phòng sốt xuất huyết. Quốc gia này sẽ áp dụng loại vắc xin Dengvaxia nhằm phục vụ cho những người độ tuổi từ 9 - 45 tại những vùng có dịch.
Sốt xuất huyết hay bị biến chứng, có thể dẫn tới tử vong. Dấu hiệu nhận biết như sốt cao, nôn mửa, thở gấp, chảy máu chân răng và đau bụng nặng.
Theo tổ chức y tế thế giới WHO, hiện có khoảng hơn 390 triệu người mắc sốt xuất huyết mỗi năm và khoảng gần 1% ca nhiễm bệnh bị tử vong.