TPO - Làm rõ việc 1 câu lạc bộ "rút ruột" 90% số tiền ủng hộ người dân vùng lũ; TPHCM lập tổ phản ứng nhanh chống dịch sởi tại trường học; Phó giám đốc Sở Y tế Bình Dương bị giả giọng để mượn tiền khắp nơi; Cảnh báo lũ trên sông Đồng Nai - La Ngà,... là những tin tức phương Nam đáng chú ý tuần qua.
TPO - Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) - Cục An toàn thông tin đã thống kê các dấu hiệu cần chú ý để phòng tránh lừa đảo qua điện thoại.
TPO - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long cho biết, thời gian tới, các cuộc gọi đến từ cơ quan chức năng như tòa án, công an, viện kiểm sát sẽ được định danh để ngăn chặn tình trạng mạo danh các cơ quan này thực hiện cuộc gọi lừa đảo người dùng.
TP - Mới đây, vụ lừa đảo “giả vờ làm người quen” xảy ra tại Khu Phát triển kinh tế An Khánh (tỉnh An Huy) gây rúng động cộng đồng mạng Trung Quốc, số tiền nạn nhân bị lừa lên tới 1,32 triệu NDT (4,62 tỷ VND).
TPO - Trước tình trạng giả mạo webiste doanh nghiệp, ngân hàng để thực hiện hành vi lừa đảo ngày càng gia tăng, Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng công cụ hỗ trợ người dùng nhận diện website giả mạo.
TP - Các chuyên gia cho biết, các cuộc gọi Deepfake (giả tạo gương mặt, giọng nói của người thân để lừa đảo) có đặc điểm chung là ngắn, nhòe, chất lượng âm thanh, hình ảnh không tốt và kèm theo đề nghị chuyển tiền. Người nghe cần hết sức thận trọng khi nhận cuộc gọi như vậy.
TP - “Đại dịch” lừa đảo qua điện thoại biến tướng mới đang càn quét khắp cả nước, đó là lừa “con cấp cứu…”. Mới đây, có lớp tiểu học ở Đà Nẵng tới một nửa số phụ huynh nhận được những cuộc điện thoại lừa đảo kiểu trên. Ở TP.HCM nhiều phụ huỵnh đã hốt hoảng chuyển khoản hàng trăm triệu đồng cho bọn chúng…
TPO - Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) yêu cầu khẩn trương rà soát công tác bảo mật, cung cấp thông tin của học sinh, sinh viên tại các nhà trường và cơ sở giáo dục; kịp thời khắc phục các lỗ hổng bảo mật (nếu có), không để các đối tượng xấu chiếm đoạt nhằm thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, gây mất an ninh, trật tự.
TP - Chuyên gia viễn thông khuyên người dùng chuẩn hóa thông tin cá nhân để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, hạn chế tình trạng tranh chấp số, đặc biệt là với những sim số đẹp, góp phần loại bỏ sim rác, hạn chế tình trạng tin nhắn rác/cuộc gọi rác, tin nhắn/cuộc gọi lừa đảo.
TPO - Một nửa phụ huynh trong lớp nhận được cuộc gọi báo tin con họ bị té cầu thang, chấn thương sọ não... Có người còn bị yêu cầu chuyển 30 triệu để mổ gấp.
TPO - Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, sẽ phối hợp với các Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh tổ chức giám sát, kiểm tra việc phát triển thuê bao mới của các nhà mạng. Nếu vi phạm, nhà mạng có thể bị đình chỉ phát triển thuê bao mới.
TPO - Một doanh nhân ở Malaysia sau khi nghe cuộc điện thoại chỉ kéo dài 14 giây đã thấy tiền trong tài khoản ngân hàng của mình hụt đi luôn hơn 5 tỷ. Vấn đề là người này rất cẩn thận, không hề cung cấp số OTP hay tải bất kỳ ứng dụng lạ nào.
TPO - Hiện nay, tình trạng xuất hiện nhiều tin nhắn rác trên điện thoại hay các cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo đã quá phổ biến. Việc này khiến mọi người đều cảm thấy phiền phức, khó chịu. Vậy cách giải quyết là như thế nào?
TPO - Trước tình hình cuộc gọi rác, cuộc gọi lừa đảo tăng nhanh, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành đầu số 156, tiếp nhận phản ánh cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo.
TPO - Một cô gái ở Trung Quốc đã phát bực vì có một kẻ lừa đảo qua điện thoại rất kiên trì, gọi đi gọi lại cho cô nhiều lần, nên cô đã có phản ứng rất hài hước. Cư dân mạng không chỉ buồn cười, mà còn nói rằng nên học theo cô.
TPO - Mặc dù nhiều biện pháp mạnh tay đã được cơ quan chức năng triển khai trong thời gian qua, tuy nhiên nhiều người dùng vẫn phải chịu tình trạng tin nhắn rác, cuộc gọi rác.
TPO - Nhiều đối tượng mạo danh công an, tòa án, quân đội, ngân hàng, bưu điện thông báo có quà bưu phẩm từ nước ngoài hoặc nợ cước viễn thông sau đó lừa đảo, chiếm đoạt tài sản người nhận cuộc gọi, đã có nạn nhân bị lừa tới 700 triệu đồng.
TPO - Người dùng cần hết sức thận trọng trước các cuộc gọi từ đầu số nước ngoài, cuộc gọi mạo danh công an, tòa án, quân đội, ngân hàng, nợ cước viễn thông cũng như các cuộc gọi nháy máy từ các ứng dụng OTT. Đây là khuyến cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông cũng như các nhà mạng trong bối cảnh bùng phát cuộc gọi lừa đảo.
Trong khi nhà mạng không được kiểm soát nội dung tin của các thuê bao thì sim trả trước kích hoạt sẵn với tài khoản lớn được bán tràn lan, cùng với các dịch vụ ưu đãi là nguyên nhân chính gây ra nạn nhắn tin rác.
Công ty An ninh mạng Bkav, ngày 11-10, phát đi thông báo về việc tích hợp thành công công nghệ tự động chặn các cuộc gọi lừa đảo từ điện thoại vệ tinh vào phần mềm bảo mật cho smartphone-Bkav Mobile Security.