> Kiếm tiền bằng mọi giá
> Cơ quan điều tra tiếp nhận mẫu nước thải sau xử lý của Sonadezi
Ông Đậu Anh Tuấn. |
Với những trường hợp doanh nghiệp có hệ thống xả thải bẩn tinh vi, các địa phương thường không phát hiện được mà phải nhờ đến các cơ quan chuyên môn. Trong khi đó DN bất chấp pháp luật và đạo đức kinh doanh.
Thực tế, các DN chưa coi bảo vệ môi trường là một tiêu chuẩn đạo đức lớn, trong khi người tiêu dùng Việt Nam lại quá dễ dãi với sản phẩm của DN xả thải bẩn ra môi trường.
Ở nhiều nước, nếu phát hiện DN gây hại cho môi trường, ngay lập tức, sản phẩm của DN đó sẽ bị tẩy chay. Vì thế, DN của họ luôn đề cao vấn đề bảo vệ môi trường, xem bảo vệ môi trường như một tiêu chí đạo đức kinh doanh quan trọng để thu hút người tiêu dùng đến với sản phẩm của mình.
Bên cạnh đó, các hiệp hội ngành hàng cũng cần bày tỏ thái độ, tẩy chay các thành viên vi phạm pháp luật môi trường.
Gốc vẫn là thực thi pháp luật nghiêm minh
Ông Võ Trí Thành. |
Ông Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM): Trước đây, người ta có tư duy thuần tuý là chỉ chú trọng tăng trưởng mà không chú ý đến bảo vệ môi trường. Tư duy đó nay đã thay đổi, muốn tăng trưởng phải gắn liền với bảo vệ môi trường. Tôi nghĩ, ở đây không thể chỉ kêu gọi DN phải có đạo đức kinh doanh, mà vấn đề quan trọng là pháp luật phải được thực thi nghiêm minh.
Về lâu dài, để ngăn chặn việc xâm hại môi trường, ngoài việc đẩy mạnh vận động tuyên truyền, cần phải gắn trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội.
Chính phủ hiện cũng đang triển khai hai chiến lược quan trọng (Chiến lược sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường và Chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu) để hạn chế tác động xấu đến môi trường, thích ứng với môi trường và lợi ích kinh tế mang lại từ việc bảo vệ môi trường cho đất nước.
Phong Cầm (ghi)