Cử nhân loại giỏi vẫn thất nghiệp vì thiếu tự tin

Cử nhân loại giỏi vẫn thất nghiệp vì thiếu tự tin
Không ít sinh viên học rất giỏi nhưng khi ra trường vẫn bị thất nghiệp trong thời gian dài vì họ không dám chấp nhận hoặc thiếu sự tự tin vào chính mình.

Cử nhân loại giỏi vẫn thất nghiệp vì thiếu tự tin

> Hai bằng tiến sỹ, lương hơn hai triệu đồng
> Thất nghiệp, cử nhân… bán cám cò

Không ít sinh viên học rất giỏi nhưng khi ra trường vẫn bị thất nghiệp trong thời gian dài vì họ không dám chấp nhận hoặc thiếu sự tự tin vào chính mình.

Trao đổi, thảo luận với mọi người là một trong những cách để giúp bạn trẻ tự tin, dạn dĩ hơn - Ảnh: Lê Thanh
Trao đổi, thảo luận với mọi người là một trong những cách để giúp bạn trẻ tự tin, dạn dĩ hơn - Ảnh: Lê Thanh.

Không tự tin lắm

Bạn của chị Nguyễn Thanh Phú, làm việc cho một công ty bất động sản tại Q.7, TP.HCM, tốt nghiệp ngành quan hệ quốc tế, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, với tấm bằng loại khá, tiếng Anh nói lưu loát nhưng ra trường hơn một năm nay vẫn thất nghiệp. Công ty hẹn phỏng vấn thì cô ấy không đến vì... không tự tin vào ngoại hình của mình.

Còn trường hợp của chị Trần Ngọc Thúy, ngụ tại Q.Bình Thạnh, TP.HCM: Tốt nghiệp Trường ĐH Ngoại thương, sau khi ra trường chị làm việc bán hàng qua mạng cho một công ty nước ngoài với mức lương khá cao nhưng vì gia đình có biến cố nên xin nghỉ việc hơn 2 năm nay.

Giờ chị cũng muốn nộp đơn xin việc lại nhưng cứ nấng ná vì thấy hiện nay có nhiều người vừa đẹp, vừa giỏi hơn chị mà họ còn không xin được việc làm...

Từng mơ ước là sau khi ra trường sẽ trụ lại thành phố để làm việc nhưng sau vài lần nộp hồ sơ xin việc vào các công ty, tập đoàn lớn bị thất bại, Võ Hoài Hương (tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM) không còn tự tin vào bản thân để tiếp tục ước mơ của mình. Giờ Hương đã trở về quê và làm một số công việc phụ giúp gia đình.

Con chim sợ cành cong

Thạc sĩ Nguyễn Thị Như Quỳnh, Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho rằng: Thiếu tự tin ở bản thân thì khó làm tốt được điều gì, nhất là những người khi đã thất bại lần đầu, như con chim sợ cành cong, họ sẽ không thoát ra được cái nỗi ám ảnh thua trận ấy. Lại thêm cái tâm lý là mình học giỏi, mà sao lại lận đận thế, càng làm cho họ thêm nản chí, thu mình trong vỏ ốc.

Thạc sĩ Quỳnh khuyên để thành công trong nghề nghiệp nào đó, thì ngoài sự thông minh đòi hỏi chúng ta phải giỏi kỹ năng. Vậy thì, ngay từ khi còn ngồi ghế nhà trường, sinh viên phải nhận thức rõ điều đó và phải tìm kiếm cơ hội để luyện tập: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng hòa hợp với người khác.

Bàn về vấn đề này, thạc sĩ tâm lý - xã hội học Phạm Thị Thúy, giảng viên Học viện Hành chính, cơ sở TP.HCM, chia sẻ: Tâm lực là nguồn lực mạnh mẽ nhất. Trong đó, sức mạnh tinh thần, sự tin tưởng, tự tin vào bản thân, ý chí vươn lên là những yếu tố quan trọng nhất.

Ngoài ra, mỗi người phải biết tích lũy vốn quan hệ xã hội, dám dấn thân, năng động, nhiệt tình và hãy làm nhiều việc sẽ càng có cơ hội biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Biết điểm mạnh để bồi đắp, phát triển, biết điểm yếu để khắc phục và đó cũng là một trong các nền tảng xây dựng sự tự tin.

Theo Lê Thanh
Tin nóng

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Đường qua khu đô thị cao cấp ở Huế như 'bẫy người'
Đường qua khu đô thị cao cấp ở Huế như 'bẫy người'
TPO - Đường Lê Đức Anh đi qua các khu đô thị cao cấp, kiểu mẫu thuộc phường Thủy Vân (TP. Huế) thời gian gần đây luôn trong tình trạng ngập nước, mặt đường bị các phương tiện vận tải cày xới, băm nát nhưng không được duy tu, sửa chữa kịp thời khiến tai nạn xe cộ thường xuyên xảy ra. 
Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh - Bài 5: Hồi sinh quạt cổ
Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh - Bài 5: Hồi sinh quạt cổ
TP - Qua bàn tay khéo léo, kiên trì của người thợ lão luyện, những chiếc quạt cổ sáng bóng trở lại và chạy êm ru. Quạt cổ phả ra làn gió nhẹ, mơn man khiến chủ nhân như đang được ngồi giữa cánh đồng bát ngát. Trong thời buổi con người vật lộn, sống gấp như hiện nay thì ai cũng muốn có được những giây phút thư thái như thế…