Theo đánh giá, việc thực hiện giãn cách xã hội và làm việc tại nhà có thể ảnh hưởng đến hoạt động thông quan hàng hóa và các doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang Ấn Độ cần trao đổi với đối tác đàm phán lại các điều khoản hợp đồng, điều kiện giao hàng, thanh toán và ghi rõ các trường hợp bất khả kháng.
“Đối với các đơn hàng mới xem xét áp dụng các điều khoản thanh toán an toàn, có lợi cho doanh nghiệp, thường xuyên giữ liên lạc với đối tác, đơn vị vận chuyển…tuyệt đối không sử dụng các phương pháp thanh toán trả chậm, DA/ DP… Cùng đó, tăng cường sử dụng các giao dịch điện tử nhưng cũng cần ký kết hợp đồng mua bán đầy đủ, đúng quy định, tránh chỉ sử dụng bằng email, tin nhắn đã thực hiện hợp đồng kinh doanh”, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ khuyến nghị.
Trong quý 1/2021, những mặt hàng chính của Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ gồm: Điện thoại các loại và linh kiện; mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; hóa chất; chất dẻo nguyên liệu; xuất khẩu sắt thép các loại … Thương mại song phương giữa hai nước dự báo đạt 12 tỷ USD trong năm nay.Thục Quyên
Yêu cầu 5 tỉnh, thành khẩn cấp tăng cường phòng dịch
Bộ Y tế vừa có công văn khẩn gửi UBND 5 tỉnh, thành phố: Hà Nội, TPHCM, Quảng Ninh, Hải Dương và Tây Ninh đề nghị tăng cường phòng chống dịch COVID-19.
Theo đó, bộ đề nghị các địa phương trên khẩn trương triển khai tiêm vắc-xin phòng COVID-19 theo số lượng đã được phân bổ và kế hoạch sử dụng vắc-xin COVID-19 tại địa phương đảm bảo đúng tiến độ, xong trước ngày 15/5, đúng đối tượng, an toàn, hiệu quả. Huy động tối đa các nguồn lực cho hoạt động tiêm chủng bao gồm các cơ sở y tế, cơ sở đào tạo về y tế trên địa bàn để tổ chức tiêm vắc-xin phòng COVID-19.
Theo dõi, thành lập các đội xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng. Bố trí đủ cơ số thuốc chống sốc phản vệ để xử trí kịp thời các trường hợp sự cố nặng nếu có sau tiêm chủng.