Công viên lớn nhất Đà Nẵng được thiết kế kiến trúc độc đáo
Phương án thiết kế "Chiếc nhẫn vì hòa bình" cho Công viên 2/3 vừa được Đà Nẵng trao giải nhất.
TPO - Phương án kiến trúc có tên “Chiến nhẫn vì hòa bình” đã được Hội đồng tuyển chọn phương án điều chỉnh quy hoạch, kiến trúc Công viên 29-3 (quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) trao giải nhất. Nếu được đầu tư xây dựng đây sẽ trở thành một biểu tượng, điểm nhấn mới về cảnh quan cho TP Đà Nẵng trong thời gian đến.
Công viên 29/3 là công viên cây xanh lớn nhất TP Đà Nẵng hiện nay. Tuy nhiên, đến nay công viên này đang trong tình trạng xuống cấp, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, cần được đầu tư sửa chữa. Ảnh: Nguyễn Thành
Trước đó, thực hiện kế hoạch tổ chức Cuộc thi phương án điều chỉnh quy hoạch, kiến trúc Công viên 29 tháng 3, từ ngày 9/10 đến 18/10, Trung tâm Tư vấn kỹ thuật xây dựng thành phố Đà Nẵng (Đơn vị tư vấn tổ chức cuộc thi) đã công bố sản phẩm dự thi. Ảnh: Nguyễn Thành
Cuộc thi thu hút sự quan tâm của nhiều người dân thành phố. Yêu cầu các sản phẩm dự thi phải đảm bảo các tiêu chí phương án thiết kế quy hoạch tối ưu, có tính sáng tạo và khả thi, đảm bảo các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc phù hợp, tạo được sự gắn kết hài hòa với không gian đô thị xung quanh, tạo lập hình ảnh đặc trưng riêng, kết nối đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong khu vực... Ảnh: Nguyễn Thành
Ngoài ra, các thiết kế phải hình thành không gian sinh hoạt cộng đồng tiêu biểu của thành phố và là nơi diễn ra các hoạt động giao lưu văn hóa trong các dịp lễ, tết, các hoạt động thường nhật phục vụ người dân thành phố và du khách với sự kết hợp những yếu tố kiến trúc, cảnh quan mặt nước công trình, cảnh quan cây xanh, khu vực vui chơi, giải trí... Ảnh: Nguyễn Thành
Sau khi phát động, có 12 đơn vị dăng ký tham gia cuộc thi, trong đó có một số đơn vị nước ngoài. Từ ngày 9/10 đến 18/10, Trung tâm Tư vấn kỹ thuật xây dựng thành phố Đà Nẵng đã tổ chức triển lãm sản phẩm dự thi tại Công viên 29 tháng 3 và Tòa nhà Trung tâm hành chính thành phố Đà Nẵng. Đồng thời, Hội đồng thi của TP Đà Nẵng tiến hành chấm giải các tác phẩm. Ảnh: Nguyễn Thành
Một thiết kế dự thi được trưng bày tại Trung tâm hành chính TP Đà Nẵng. Ảnh: Nguyễn Thành
Một phối cảnh cho thiết kế công viên xanh hơn, nguồn nước sạch hơn.
Ảnh: Nguyễn Thành
Kết quả, hội đồng chấm thi đã chấm và trao giải nhất cho cho phương án kiến trúc “Chiếc nhẫn vì hòa bình” do Công ty StudioMilou Architecture (Singapore) thiết kế, đề xuất. Thiết kế này tạo trên mặt hồ nước của công viên 29/3 một dãy cột hình ê-líp có hình dáng như một chiếc nhẫn nổi và tạo thành đài kỷ niệm ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975). Ảnh: Nguyễn Thành
Trong phạm vi dãy cột hình ê-líp, các kiến trúc sư bố trí 100 vòi phun nước để tạo ra những màn trình diễn nước ngoạn mục với các hiệu ứng trình chiếu và mang đến cho công viên bầu không khí trong lành, mát mẻ của hơi ẩm thổi dọc theo hàng cột. Cạnh đó, thiết kế một quán cà-phê sân vườn lớn ở phía đối diện và nhà hát ngoài trời để tổ chức các buổi hòa nhạc, sự kiện văn hóa…
Bên cạnh điểm nhấn “Chiếc nhẫn vì hòa bình”, trong đồ án thiết kế, hầu hết cây xanh hiện có trong Công viên 29-3 sẽ được giữ lại và bổ sung thêm cây xanh, thảm thực vật để làm dày thêm phong cảnh của công viên. Ngoài ra, còn có sân chơi trẻ em, không gian cộng đồng… Ảnh: Nguyễn Thành
Công viên 29/3 hiện nay. Phương án được trao giải nhất "Chiếc nhẫn vì hòa bình" trên mới chỉ là ý tưởng, để triển khai trong thực tế lãnh đạo TP Đà Nẵng cho hay cần phải tiếp tục điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Ảnh: Nguyễn Thành
TPO - Sau cuộc làm việc tại di tích quốc gia chùa Đậu, Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Ban Quản lý di tích xã Nguyễn Trãi.
TPO - 2/35 biệt thự phải giữ nguyên hình dáng kiến trúc bên ngoài, cấu trúc bên trong, mật độ xây dựng, số tầng và chiều cao; 23/35 biệt thự khác giữ nguyên kiến trúc bên ngoài. Các biệt thự còn lại được thực hiện theo các quy định của pháp luật về quy hoạch, kiến trúc và pháp luật về xây dựng.
TPO - Trong thời gian qua trên các trang mạng xã hội, Cty CP bất động sản Quang Group liên tục rao bán 54 lô đất tại khu dân cư Phước Môn (thôn Tân Phước, xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị) với lời quảng cáo “view hồ sinh thái, đất quy hoạch nghỉ dưỡng, pháp lý sổ hồng từng lô… Tuy nhiên, thực tế đây là khu đất được cấp giấy chứng nhận là đất trồng cây lâu năm.
UBND quận Liên Chiểu (TP Đà Nẵng) cho biết, đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các phường về việc tháo dỡ lều quán, container, ki-ốt giao dịch bất động sản (BĐS) trái phép.
TPO - Ngày 14/4, Phó Giám đốc Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Toàn Thắng cho biết, có 2 trường hợp dọn đi khỏi tại dự án nhà ở xã hội km 4-5, phường Tân An, TP. Buôn Ma Thuột. Tuy nhiên, ông Thắng từ chối cung cấp danh tính 2 trường hợp vừa dọn đi trên.
TPO - Dù quá thời hạn gần 2 tháng để xử lý sai phạm tại công trình “khủng” cao 9 tầng xây trái phép trên đất trồng cây ở thôn Đồi Vua (thị xã Sơn Tây, Hà Nội), nhưng đến nay công trình vẫn "chình ình", khiến nhiều người lo ngại sẽ có thêm cao ốc sai phạm 8B Lê Trực thứ hai của Hà Nội.
TPO - Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, trong quá trình phát triển đô thị ở Việt Nam vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập, như: Việc ban hành chính sách pháp luật về phát triển đô thị còn chậm so với yêu cầu, chưa phủ hợp với thực tiễn; Lập quy hoạch đô thị chưa đồng bộ, đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung, hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng xã hội không theo kịp tốc độ phát triển, nhu cầu đầu tư dự án phát triển đô thị, nhà ở…
TPO - Trong báo cáo vừa gửi Thủ tướng Chính phủ, UBND TP Hà Nội đề nghị Thủ tướng cho phép đơn vị này báo cáo các nội dung liên quan tới việc UBND quận Ba Đình cấp giấy phép xây dựng có 4 tầng hầm cho nhà ở riêng lẻ tại 15 phố Sơn Tây (phường Điện Biên) trực tiếp với tổ kiểm tra của Thanh tra Chính phủ.
TPO - Ngày 13/4, Sở Thông tin và Truyền thông Gia Lai cho biết, đã có văn bản đề nghị các tổ chức, cá nhân của 4 trang tin điện tử đính chính thông tin chưa chính xác về dự án quy hoạch khu dân cư thôn Ia Ring (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, Gia Lai).
TPO - Thường trực HĐND thành phố Hà Nội vừa có công văn đề nghị UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo rà soát, báo cáo thực trạng quỹ nhà biệt thự và công trình kiến trúc có giá trị xây dựng trước năm 1954 trên địa bàn.