TP - Chiều tối ngày 11/7, sau 7 ngày xét xử, Hội đồng xét xử (HĐXX) phúc thẩm TAND cấp cao tại Đà Nẵng tuyên bố kết thúc phần tranh luận và chuyển sang phần nghị án. HĐXX yêu cầu bị cáo Trương Huy Liệu cung cấp bản gốc của các hợp đồng kinh tế đã công bố tại tòa để HĐXX xem xét. “Vì đây là vụ án phức tạp vì vậy, HĐXX sẽ tiến hành nghị án trong nhiều ngày. Đúng 8g sáng 19/7, HĐXX sẽ tuyên án”, thẩm phán chủ tọa phiên tòa nói.
TP - Ðại diện Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Viện ST&TNSV) cho biết, cơ quan này chỉ có chức năng giám định tên gỗ chứ không có chức năng kiểm tra quy cách, đo khối lượng... Trong Kết luận 151 và 783 của đơn vị, việc xác định lại khối lượng gỗ lần lượt do Cục Ðiều tra phòng chống buôn lậu và Kiểm lâm vùng 2 xác định.
TP - Ngày 4/7, TAND cấp cao tại Đà Nẵng tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ buôn lậu gỗ trắc của Công ty TNHH Ngọc Hưng (Quảng Trị). Khi được hỏi ý kiến về việc bán lô gỗ trắc tang vật, bị cáo Trương Huy Liệu khẳng định đó là việc làm vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến quá trình xét xử và là nguyên nhân khiến vụ án kéo dài gần 9 năm vẫn chưa kết thúc.
TP - Ngày 3/7, TAND cấp cao tại Đà Nẵng xét xử phúc thẩm vụ án buôn lậu gỗ trắc của Công ty TNHH Ngọc Hưng (Quảng Trị). Vụ án kéo dài đến nay đã gần 8 năm, lô gỗ trắc tang vật đã bị đem bán khi vụ án chưa được đưa ra xét xử.
TPO - Ngày 3/7, TAND Cấp cao tại Đà Nẵng mở phiên xét xử phúc thẩm vụ án buôn lậu gỗ trắc của Công ty TNHH Ngọc Hưng (Quảng Trị). Vụ án kéo dài gần 8 năm, trong phiên xét xử sơ thẩm, TAND TP Đà Nẵng đã tuyên phạt các bị cáo vì tội "buôn lậu" và "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
TP - Theo lịch, ngày 3/7, Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng sẽ xét xử phúc thẩm vụ “kỳ án gỗ trắc" mà trước đó Tiền Phong đã có loạt bài phản ánh nhiều dấu hiệu vi phạm của cơ quan điều tra. Phán quyết cuối cùng thuộc về HĐXX. Tuy nhiên để rộng đường dư luận, Tiền Phong đã gặp gỡ những người trong cuộc…