Công nhận chuẩn ngoại ngữ cho nghiên cứu sinh, trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 có phạm quy?

Công nhận chuẩn ngoại ngữ cho nghiên cứu sinh, trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 có phạm quy?
TPO - Theo phản ánh vừa qua, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 có cấp giấy xác nhận đã tham gia kỳ thi và đạt trình độ tiếng Anh bậc 4 (theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) cho nghiên cứu sinh. Việc này có vi phạm quy chế đào tạo Tiến sĩ của Bộ GD&ĐT?

Theo phản ánh, vừa qua trường Đại học (ĐH) Sư phạm Hà Nội 2 (Phúc Yên, Vĩnh Phúc) sau khi Hội đồng bảo vệ luận án tiến sĩ cấp cơ sở tiến hành bảo vệ luận án tiến sĩ đối với nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Đệ với đề tài: “Phát triển kỹ năng dạy học toán cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học ở trường ĐH theo tiếp cận năng lực”, mã số 9140101.

Tuy nhiên, dư luận băn khoăn về điều kiện ngoại ngữ của nghiên cứu sinh này trước khi được bảo vệ Luận án tiến sĩ theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Cụ thể Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ (Thông tư số 08) của Bộ GD&ĐT yêu cầu người bảo vệ phải có chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 45 trở lên hoặc chứng chỉ IELTS (Academic Test) từ 5.0 trở lên do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 2 năm (24 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển.

Đến thời điểm hiện hành, Bộ GD&ĐT đã công bố danh sách 14 đơn vị được phép tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (Tiếng Anh). Trong danh sách 14 đơn vị nói trên không có tên trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2.

Thế nhưng, trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 vẫn cấp giấy xác nhận việc đã tham gia kỳ thi và đạt trình độ tiếng Anh bậc 4 (theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) cho nghiên cứu sinh. Đối với trường hợp nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Đệ, nhà trường xác nhận nghiên cứu sinh đã tham gia và đạt trình độ tiếng Anh bậc 4 (theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam) tại Hội đồng đánh giá năng lực ngoại ngữ ngày 2/3/2020.

Vậy việc trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 vẫn cấp giấy xác nhận đã tham gia kỳ thi và đạt trình độ tiếng Anh bậc 4 cho nghiên cứu sinh có vi phạm quy chế đào tạo tiến sĩ của Bộ GD&ĐT?

Trao đổi về trường hợp này, phía trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2, ông Nguyễn Quang Huy, hiệu trưởng nhà trường cho biết, nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Đệ trúng tuyển nghiên cứu sinh chuyên ngành Giáo dục học của trường năm 2014. Vì vậy, nghiên cứu sinh này chịu quy định của thông tư số 05 ban hành năm 2012 của Bộ GD&ĐT chứ không chịu tác động của thông tư 08 ban hành năm 2017.

Bộ GD&ĐT nói gì?

Trao đổi với Tiền Phong, Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT cho biết, Thông tư số 08 có quy định về giai đoạn chuyển tiếp. Theo đó, đối với các khóa tuyển sinh đã có quyết định công nhận nghiên cứu sinh trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành, cơ sở đào tạo thực hiện theo quy định của thông tư số 10 năm 2009 và được sửa đổi, bổ sung môt số điều theo Thông tư số 05 ban hành năm 2012 của Bộ GD&ĐT.

Như vậy, những nghiên cứu sinh đã được công nhận trúng tuyển trước thời điểm Thông tư 08 có hiệu lực sẽ bị điều chỉnh bởi những quy định về điều kiện ngoại ngữ của Thông tư 05.

Trong thông tư 05 có quy định rất rõ trước khi bảo vệ luận án, nghiên cứu sinh phải có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương đương cấp độ B2 hoặc bậc 4/6 trở lên theo Khung tham khảo Châu Âu chung về ngoại ngữ trong thời hạn 1 năm tính đến ngày trình hồ sơ bảo vệ luận án cấp cơ sở, do một trung tâm khảo thí quốc tế có thẩm quyền hoặc một trường ĐH trong nước được đào tạo ngành ngoại ngữ tương ứng trình độ ĐH cấp theo khung năng lực tương đương cấp độ B2 với dạng thức và yêu cầu đề kiểm tra ngoại ngữ theo quy

Vụ Giáo dục ĐH khẳng định, trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 đã được phép đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Như vậy, theo quy định trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 được cấp chứng chỉ trình độ B2 hoặc 4/6 theo Khung tham khảo Châu Âu chung về ngoại ngữ cho nghiên cứu sinh của nhà trường đã tuyển sinh trước thời điểm Thông tư 08 có hiệu lực.

Tuy nhiên, theo Thông tư 05 nhà trường chỉ được cấp chứng chỉ xác nhận trình độ B2 hoặc 4/6 theo Khung tham khảo Châu Âu chung về ngoại ngữ cho nghiên cứu sinh của nhà trường mặc dù định dạng đề thi có thể thay đổi theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam.

Bộ GD&ĐT đã yêu cầu nhà trường báo cáo và điều chỉnh nội dung ghi trên chứng chỉ theo đúng quy định để tránh gây nhầm lẫn với chứng chỉ ngoại ngữ cấp theo Thông tư 23.

MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.