Cộng điểm cho Mẹ VN anh hùng và thẻ công an

Cộng điểm cho Mẹ VN anh hùng và thẻ công an
TP - Không khó để hình dung ra cái tam đoạn luận thế này: Xã hội mình bây giờ ai cũng mơ được vào đại học. Mẹ VNAH là một thành viên trong cộng đồng. Do đó, Mẹ VNAH cũng mơ được vào đại học. Đó là đang đề cập đến chủ đề gây xôn xao tuần qua, rằng Mẹ VNAH sẽ được cộng 2 điểm nếu thi vào đại học.

Quyền và mơ ước:

Cộng điểm cho Mẹ VN anh hùng và thẻ công an

> Mẹ VN anh hùng dưới 30 tuổi có ...trong tương lai
> Có Bà mẹ Việt Nam anh hùng dưới 30 tuổi

Tất nhiên, giới làm luật sẽ “bẻ” lại ngay, rằng trong luật không có chuyện mơ hay không, mà chỉ có khái niệm quyền và nghĩa vụ. Ở đây, quyền của Mẹ VNAH là được Nhà nước ưu đãi vào đại học, không cần biết các Mẹ có mơ/muốn hay không, và để làm gì ! Hành lang của luật phải rộng rãi và phổ quát mọi đối tượng, không thể chốc chốc nhớ ra lại bổ sung.

Có hai vụ việc vừa được báo chí đăng tải. Một Thiếu uý trinh sát hình sự ở tỉnh Bình Dương trên đường tuần tra bắt gặp nhóm côn đồ đang tấn công một tài xế taxi, liền ra tay thực thi công vụ. Nhưng cho dù đã rút ra thẻ ngành, kể cả bắn chỉ thiên cảnh cáo, bọn côn đồ vẫn liều lĩnh xúm lại tước luôn khẩu súng và thẻ ngành, rồi dùng hung khí đánh anh cảnh sát bị thương. Vụ thứ hai xảy ra tại Hà Nội. Theo ghi nhận của PV báo Tiền Phong, sau vụ va chạm giữa ô tô và xe máy khiến cụ già gần 80 tuổi ngồi sau xe máy bị thương, một người mặc thường phục từ chiếc ô tô nọ bước xuống rút thẻ đỏ tự xưng là “Thượng tá công an” dọa dẫm, thách thức mọi người. Chưa rõ đó phải là công an thật hay không, nhưng nếu quả như vậy, thì hai chiếc thẻ ngành xuất hiện trong hai tình huống thật trái ngược.

Khi quyền của ông cụ khốn khổ kia cũng giống như anh lái taxi nọ, đó là đều phải được những người cầm thẻ trên có nghĩa vụ bảo vệ. Thế nhưng, với nhiều người dân thấp cổ bé họng hiện nay, cái “quyền được bảo vệ” của họ, đôi khi chỉ là niềm “mơ ước”.

Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây bàn về tình trạng đút lót, tiêu cực trong hoạt động đấu thầu xây dựng các công trình nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng xót xa trước tình trạng đội giá hàng ngàn tỉ trong nhiều công trình, khiến giá xây dựng của Việt Nam thuộc vào hàng đắt nhất khu vực và thế giới. Ông bức xúc khi “giá cứ được điều chỉnh lên vòn vọt, mà không điều chỉnh không được vì mọi thứ đều làm đúng luật hết. Thế là luật dở hay luật đúng mà bắt không được?”. Quyền giám sát của Quốc hội cũng như của người dân được thực thi khá bài bản, nhưng dường như vẫn đang “bất cập” ở khâu nào chăng?

Cứu cánh của luật pháp chính là giúp con người thông qua quyền và nghĩa vụ để đạt đến những ước mơ chính đáng của mình. Những ước mơ không khiên cưỡng, áp đặt, xa rời thực tế. Dù trong đó có ước mơ thật “cam go”, đó là làm sao đẩy lùi được tham nhũng, lãng phí, quan liêu để nồi cơm của mình khỏi bị ăn bớt và nghèo thêm.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
TPO - "Tôi chưa thống kê cụ thể, nhưng với phương án sắp xếp của Chính phủ, Quốc hội, nhìn sơ sơ đụng chạm tới khoảng 20 bộ trưởng và tương đương, cùng khoảng 80 - 100 thứ trưởng và tương đương ở cả khối Đảng, Mặt trận, Nhà nước...", TS Đinh Duy Hòa - nguyên Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính - Bộ Nội vụ nói.