> 15 tuổi chi 15 triệu USD mua 'công thức Coca-Cola'
> Vì sao trong 70 năm Coca-Cola duy trì giá 5 cent/chai?
Nhà máy của Coca-Cola được mở ra để bắt đầu cuộc đua với đối thủ Pepsi nhằm kiểm soát thị trường đồ uống ở quốc gia Đông Nam Á mở cửa trở lại cho đầu tư nước ngoài từ năm ngoái. Kể từ khi lên nắm quyền cách đây 2 năm, Tổng thống Myanmar Thein Sein cho phép tự do chính trị hơn, nới lỏng kiểm soát kinh tế, từ đó đã thu hút được nhiều công ty phương Tây như Ford, MasterCard, Unilever…
“Chúng tôi có kế hoạch xây dựng mạng lưới phân phối tới khách hàng hiện đại nhất của thế kỷ 21 tại Myanmar”, Tổng giám đốc điều hành Coca-Cola Muhtar Kent cho biết. Coca-Cola rời Myanmar từ năm 1997 sau khi các nhà hoạt động yêu cầu hãng này cắt đứt quan hệ với chính phủ quân sự vì cáo buộc vi phạm nhân quyền.
Tập đoàn Unilever cho biết sẽ nắm bắt cơ hội ở thị trường Đông Nam Á mới như Myanmar - đất nước được kỳ vọng sẽ trở thành “Việt Nam thứ hai” trong 20 năm tới như nhận xét của Peter Ter-Kulve, giám đốc điều hành của tập đoàn ở khu vực Đông Nam Á. Unilever đang phân phối sản phẩm thông qua 100.000 đại lý khắp Myanmar.
Myanmar đang tích cực thúc đẩy quan hệ kinh tế, quân sự và chính trị với các nước phương Tây sau nhiều năm bị cô lập, đẩy đất nước 64 triệu dân vào hàng nghèo nhất ở châu Á. Hàng loạt thay đổi đáng kể về dân chủ được thực hiện sau 5 thập kỷ quân đội thống trị đã dẫn đến việc Mỹ nới lỏng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Myanmar từ tháng 5 năm ngoái.
Bình Giang
Theo Bloomberg