Có thể uống nước dừa khi đang bệnh không?

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Nhiều người rất thích uống nước dừa và cảm thấy khó chịu khi phải kiêng cử nước dừa vì đang mắc bệnh.

Tuy nhiên, nước dừa rất tốt cho người đang mắc bệnh tiêu hóa và tiết niệu, và nếu bạn đang mắc bệnh này mà không kèm các bệnh tim mạch hoặc huyết áp và tiểu đường thì vẫn có thể dùng.

Nước dừa là loại nước tốt cho một loạt các bệnh về tiêu hóa và tiết niệu và đã được sử dụng ở các vùng nhiệt đới để điều trị cúm dạ dày, kiết lỵ, khó tiêu, táo bón, giun đường ruột, nhiễm trùng bàng quang và thận kém chức năng. Nước dừa là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên và được cho có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs) và sỏi thận. Nghiên cứu từ Philippines cho thấy uống dừa nước ba lần một tuần có thể giảm kích thước sạn, theo bodyandsoul.

Tania Ferraretto - một chuyên gia dinh dưỡng tại Úc - cho rằng nước dừa cung cấp nước và tốt cho lưu lượng nước tiểu và nếu bạn đang bị nhiễm trùng tiểu có thể dùng nước dừa hoặc nước ép nam việt quất.

Bà Ferreretto nói: “Nước dừa được xem là an toàn cho trẻ em cũng như thai phụ và sản phụ cho con bú và không có tác dụng phụ, tuy nhiên cần lưu ý một số điều sau đây: Nước dừa càng tươi càng tốt. Khi tiếp xúc với không khí và nhiệt độ ấm, nước dừa nhanh lên men và mất giá trị dinh dưỡng. Nếu bạn bị dị ứng với các loại hạt, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống nước dừa. Nếu bạn dùng nước dừa để bổ sung kali thì cũng đừng quá lạm dụng vì có thể ảnh hưởng đến tim”.

Theo stylecrae, nước dừa an toàn với bệnh nhân tiểu đường do lượng đường tự nhiên thấp. Tuy nhiên, uống quá nhiều nước dừa có thể mang lại một số hiệu ứng bất lợi cho sức khỏe con người. Do đó, không nên vượt quá giới hạn của việc uống nước dừa mỗi ngày. Theo các chuyên gia y tế, liều lượng lý tưởng là 250 ml hai lần một ngày. Ngoài ra, nên uống nước dừa ở dạng tự nhiên, tức không thêm bất kỳ thành phần nào khác chẳng hạn như đường và muối.

Theo Theo TNO
MỚI - NÓNG