Có thể tái lập mô hình thành phố trong thành phố

Có thể tái lập mô hình thành phố trong thành phố
TP - TS Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp cho biết, theo Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 mới nhất (trình Quốc hội tại Kỳ họp tới) sẽ cho phép tổ chức mô hình thành phố trong thành phố.

> Sài Gòn phát triển theo mô hình chùm đô thị
> Đề xuất mô hình chính quyền đô thị

Khi đó Thủ đô Hà Nội có thể tái lập lại các thành phố trước đây đã hạ cấp xuống thành quận như Sơn Tây, Hà Đông.

3 mô hình chính quyền

Hà Đông có thể được tái lập thành phố. Ảnh: Hồng Vĩnh
Hà Đông có thể được tái lập thành phố. Ảnh: Hồng Vĩnh.
 

Những điểm mới của dự thảo Hiến pháp trong việc tổ chức mô hình chính quyền địa phương là gì thưa ông?

Về cơ bản, dự thảo sửa đổi Hiến pháp vẫn kế thừa quy định của Chương IX Hiến pháp năm 1992 về phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ, địa vị pháp lý, chức năng nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND); đồng thời có một số quy định được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Dự thảo quy định, đơn vị hành chính lãnh thổ được chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; thành phố trực thuộc Trung ương chia thành quận, huyện và thị xã; Huyện chia thành xã, thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường, xã; quận chia thành phường.

Điểm mới đáng chú ý tại dự thảo là, bổ sung khái niệm “thành phố trong thành phố”. Ví dụ như TPHCM vừa thí điểm xây dựng chính quyền đô thị, sẽ được phép tổ chức các thành phố nằm trong TPHCM hiện nay. Hay Thủ đô Hà Nội khi hợp nhất với Hà Tây có thành phố Sơn Tây, thành phố Hà Đông. Nếu mô hình này được thông qua, tới đây Hà Nội có thể áp dụng, tái lập lại các thành phố đó.

Ngoài ra, dự thảo bổ sung khái niệm đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt gọi là đặc khu, ví như đặc khu Vân Đồn (Quảng Ninh), Vân Phong (Phú Quốc, Kiên Giang).

Dự thảo cũng quy định hình thành 3 mô hình chính quyền: Chính quyền đô thị (có thể có thành phố trong thành phố), chính quyền nông thôn (cơ bản như hiện nay), và chính quyền ở vùng hải đảo như Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa – những nơi này sẽ chỉ có huyện chứ không có xã.

Những nội dung này, dự thảo Hiến pháp chỉ đưa ra 1 phương án và được đồng thuận cao.

Nhiều nơi sẽ không còn HĐND?

Theo dự thảo mới, thiết chế HĐND được tổ chức như thế nào, thưa ông?

Về nguyên tắc, dự thảo quy định khá rõ: “Hội đồng Nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”.

 Điểm mới đáng chú ý tại dự thảo là, bổ sung khái niệm “thành phố trong thành phố”. 

TS Đinh Xuân Thảo,Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp

Về thiết chế này, Dự thảo chốt lại 2 phương án: Phương án 1, chỉ quy định về nguyên tắc theo hướng mở, các địa phương có thể tổ chức mô hình chính quyền gắn với đặc thù địa lý, lịch sử, văn hóa, trình độ của nơi đó. Nói chung, sẽ không duy trì mô hình như hiện tại (ở đâu có đơn vị hành chính lãnh thổ thì ở đó có cấp chính quyền bao gồm cả HĐND và UBND). Về nguyên tắc, thiết chế chính quyền địa phương phải được tạo thành bởi HĐND và UBND, nhưng cấp nào, chỗ nào có HĐND hay UBND sẽ do luật định.

Ở Phương án 2, Dự thảo quy định rõ nơi nào sẽ có chính quyền địa phương gồm cả HĐND, UBND hoặc chỉ có UBND (tùy thuộc đặc điểm là đô thị, nông thôn hay hải đảo). Theo phương án này, HĐND và UBND được thành lập ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Còn ở cấp dưới, chỉ huyện, quận, thành phố, thị xã, xã, thị trấn thuộc huyện và các đặc khu sẽ có cả HĐND, UBND.

Những nơi sẽ chỉ có UBND (hoặc UB Hành chính), nhưng không có HĐND là xã, phường thuộc quận, thành phố, thị xã (xã, phường nằm trong đơn vị hành chính là đô thị). Tuy nhiên phương án này có phần hơi “bó”, sau khó thay đổi.

Tại Hội nghị ĐBQH chuyên trách vừa qua, nhiều ý kiến còn băn khoăn, cho rằng cả hai phương án vẫn phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện thêm.

Cảm ơn ông.

Nguyễn Tuấn
thực hiện

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.