Có thể phát hiện đột quỵ trong vòng 1 phút

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Sở dĩ có thể phát hiện đột quỵ nhanh như vậy là nhờ bộ cảm biến miễn dịch - sáng chế của những cán bộ Viện Khoa học và công nghệ quốc gia Ulsan, Hàn Quốc.

Bộ cảm biến miễn dịch đo nồng độ troponin I (cTnI) của tim - loại protein hòa vào máu ngay sau khi lên cơn đau tim. Để chẩn đoán chỉ cần vỏn vẹn một giọt máu và kết quả xuất hiện sau 1 phút.

Theo NDTV, để thu hút protein cần thiết, các nhà nghiên cứu đã dùng lực gọi là dielectrophoretic (DEP), cho phép rút ngắn thời gian cần thiết để phát hiện nồng độ troponin I (cTnI).

Protein này mau chóng hút về các khu vực có các chỉ dấu sinh học. Các nhà khoa học hy vọng rằng bộ cảm biến miễn dịch này sẽ giúp cứu sống nhiều sinh mạng.

Trong khi đó, các nhà nghiên cứu ở Đại học Tự nhiên và Bách khoa Na Uy cũng đã phát hiện trong máu có chỉ dấu sinh học mới báo hiệu cơn đau tim. Đó là microRNA (axit ribonucleic) lưu thông. Công trình nghiên cứu cho thấy theo nồng độ microRNA (axit ribonucleic), có thể xác định chính xác tới 77,6% nguy cơ đột quỵ trước hẳn 10 năm.

Đồng thời, theo UPI, một công trình nghiên cứu mới của các nhà khoa học ở Đại học Leeds, Anh, cho thấy những người bị bệnh tiểu đường cũng có thiên hướng cao mắc các bệnh về tim mạch.

Trong trường hợp bị đột quỵ thì họ thường tử vong sớm hơn những người không bị tiểu đường. Nguy cơ tử vong vì đột quỵ ở những người tiểu đường cao hơn 50% .

Theo Theo Một thế giới
MỚI - NÓNG