Cơ thể bạn “thích” và “không thích” gì?

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh và thông tin đầy đủ về tác dụng của thức ăn đối với các cơ quan chủ yếu của cơ thể là đơn thuốc hợp lý nhất cho mỗi người.

1. Xương

“Thích”

Cá: Tốt cho cả xương và răng. Cá không chỉ cung cấp calci, mà cả vitamin D3, những thành phần cần thiết cho xương phát triển.

Thịt nạc: Nguồn cung cấp phosphor và kẽm chính cho cơ thể. Nhờ những nguyên tố này mà tế bào cấu tạo xương có thể duy trì hoạt động chính xác.

“Không thích”

Cà phê và nước trà đặc: Làm tăng sự mất calci của cơ thể, tức là tăng nguy cơ loãng xương.

2. Mắt

“Thích”

Các loại rau xanh: Súp lơ, cải bắp, rau muống… có khá nhiều hợp chất cần thiết đối với “điểm vàng” của mắt. Những hợp chất này cũng hoạt động như một dạng “kính râm” chống nắng bên trong mắt: chúng lọc ánh sáng và bảo vệ giác mạc.

Cà rốt và ngô: Đây là loại thực phẩm giầu beta-caroten. Từ hợp chất này sẽ tạo ra vitamin A, yếu tố cần thiết để có cặp mắt tinh, nhất là những lúc trời nhập nhoạng tối.

“Không thích”

Thịt và cá sản phẩm chế biến từ thịt. Ăn nhiều loại thực phẩm này sẽ làm “axit hoá” nội môi-yếu tố cẩn trở để hấp thụ những hợp chất cần thiết cho mắt.

Vậy nên không có gì lạ khi thực đơn giàu thịt làm gia tăng nguy cơ thoái hoá “điểm vàng” ở mắt.

Người cao tuổi nên biết về điều này, bởi đây là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh này lớn nhất.

3. Tim

"Thích"

Cà chua: Cả ăn sống và chế biến đều tốt. Tất cả nhờ hợp chất màu đỏ - likopen, chất có tác dụng ngăn cản sự hình thành xơ vữa thành mạch.

Đậu nành: Hạt đậu chứa nhiều chất chống ôxy hoá đặc biệt có tác dụng bảo vệ thành mạch, hạ huyết áp và cholesterol xấu LDL trong máu. Tức ngăn cản sự hình thành các mảng xơ vữa.

 Lạc, vừng, hạt hoa hướng dương: Có nhiều vitamin E, chất chống ôxy hóa có tác dụng giống như chất chống ôxy hóa có trong đậu nành.

Tỏi: Tinh chất dầu tỏi có tác dụng hạ huyết áp, cải thiện hoạt động của tim. Củ tỏi giải phóng các hợp chất hương liệu nhiều nhất vào khoảng mười phút sau khi bóc vỏ.

Mật ong: Không chỉ giàu kali có tác dụng điều tiết áp huyết, mà còn củng cố hoạt động của trái tim. Tốt nhất là các loại mật ong rừng.

"Không thích"

Trứng gà: Về nguyên tắc chỉ lòng đỏ trứng làm hại tim, bởi nó làm gia tăng nồng độ cholesterol xấu LDL trong máu. Vậy nên hạn chế, mỗi tuần chỉ nên ăn hai quả.

Bơ thực vật: Loại đóng cục, cứng vốn được cho thêm axit béo trans. Giống mỡ động vật, bơ thực vật cứng dẫn đến tình trạng gia tăng cholesterol xấu LDL. Trái lại bơ thực vật trên nền sterol thực vật lại có lợi cho tim mạch.

Nước khoáng đậm đặc: Lượng đáng kể cacbonat natri trong nước khoáng đậm đặc làm tăng huyết áp. Vì thế, an toàn hơn nên chọn nước suối hoặc nước khoáng nghèo hợp chất này.

5. Dạ dày và ruột

“Thích”

Sữa chua và nấm là những loại giàu vi khuẩn hữa ích, bởi chúng có tác dụng điều chỉnh hoạt động của hệ tiêu hoá.

Ngô: Chứa chất Aksantin có tác dụng chữa bệnh. Ngô phong toả các thành phần tự do và tạo màng mỏng bảo vệ dạ dày trước nhiều “con bệnh”.

Các loại rau thơm như rau mùi, tía tô, rau húng… phát huy tác dụng hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hoá.

“Không thích”

Thịt mỡ: Các món ăn chế biến từ thịt mỡ nằm lâu trong dạ dày, khó tiêu vì thế gây cảm giác đầy bụng, ấm ách, khó chịu.

Táo: Một số người bị đau bụng và đầy hơi sau khi ăn nhiều táo. Vì táo giàu hợp chất pectin-thủ phạm tạo khí trong quá trình lên men sau khi bị vi khuẩn phân hoá.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG
Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh chỉ đạo giải quyết kiến nghị về sổ đỏ của 500 hộ dân Sóc Sơn
Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh chỉ đạo giải quyết kiến nghị về sổ đỏ của 500 hộ dân Sóc Sơn
TPO - Về việc 500 hộ gia đình có nhu cầu cấp chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng nhiều năm chưa thể thực hiện do vướng điều chỉnh quy hoạch Sân bay Nội Bài, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát lại các quy định, sớm giải quyết theo hướng đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân.