Cơ quan an ninh đang điều tra một số dự án ở Hà Nội

TPO - Theo báo cáo của UBND thành phố Hà Nội, 21 công trình/dự án vi phạm trật tự xây dựng theo kết luận thanh tra đang tiếp tục được xử lý, trong đó có 10 công trình/dự án đang xem xét chuyển cơ quan cảnh sát điều tra.

Sáng 25/3, HĐND thành phố Hà Nội tổ chức phiên giải trình về trật tự xây dựng. Theo báo cáo của UBND thành phố, có 12 kết luận thanh tra về trật tự xây dựng gồm 1 kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ; 3 kết luận Thanh tra của Thanh tra Bộ Xây dựng; 7 kết luận Thanh tra của Thanh tra thành phố và 1 kết luận thanh tra của Sở Xây dựng. Có 25 công trình/dự án vi phạm trật tự xây dựng theo kết luận thanh tra. Đã xử lý xong 4 công trình/dự án. 21 công trình/dự án đang tiếp tục xử lý, trong đó có 10 công trình/dự án đang xem xét chuyển cơ quan cảnh sát điều tra.

Phụ lục báo cáo của UBND thành phố nêu tên nhiều chủ dự án, công trình vi phạm trật tự xây dựng.

Trong đó có Dự án khu nhà ở và Trung tâm thương mại Hà Đông do Cty TNHH Huyndai RNC làm chủ đầu tư; Khu đô thị Thanh Hà- Cienco 5; các dự án xây dựng bãi đỗ xe kết hợp khuôn viên cây xanh và dịch vụ công cộng tại các ô đất ký hiệu DX1, DX2, DX3, DX4, CX1, CX2 khu đô thị mới Đông Nam đường Trần Duy Hưng, Cầu Giấy; dự án 93 Lò Đúc; dự án 8B Lê Trực...

Với việc thanh tra việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của các tổ chức, cá nhân liên quan đã để xảy ra vi phạm trật tự xây dựng tại 8B Lê Trực, UBND thành phố Hà Nội cho biết, đã hoàn thành phương án phá dỡ giai đoạn 1 (tầng 19+tum thang), phối hợp, đôn đốc UBND quận Ba Đình khẩn trương thực hiện lập thẩm tra phương án phá dỡ giai đoạn 2 (tầng 17 – 18) theo chỉ đạo của UBND thành phố. Hiện nay công trình đang tiếp tục phá dỡ giai đoạn 2.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.