Có huyện xin xây sân vận động 2 vạn chỗ

Có huyện xin xây sân vận động 2 vạn chỗ
TP - Trao đổi với PV Tiền Phong về tình hình triển khai xây dựng các trung tâm TDTT cấp huyện của thành phố, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Hà Nội Nguyễn Đình Lân cho biết:

Khi đã có cơ sở vật chất rồi thì điều quan trọng nhất là phải có hoạt động, vì không thể bỏ hoang được. Ngay như Trung tâm TDTT của Hoài Đức nhìn to lớn vậy nhưng vấn đề hiện nay là làm sao thu hút được hoạt động. Hai lần Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị về làm việc với Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể thao Hà Nội và điều mà đồng chí Bí thư Thành ủy lo nhất là hàng ngàn tỷ đầu tư xây xong rồi đắp chiếu để đấy!

Ông có tham gia thẩm định các dự án Trung tâm TDTT cấp huyện không?

 Tôi đang quản lý sân vận động Hàng Đẫy có 1,9 vạn chỗ ngồi mà suốt từ Tiger Cup 1998 đến nay chưa bao giờ đầy mặc dù có nhiều trận đấu rất hay. Vậy mà cấp huyện lại xin xây sân vận động tới 2 vạn chỗ thì chỉ để nuôi dê thôi chứ để làm gì?  

Phó GĐ Sở VHTT&DL Hà Nội
Nguyễn Đình Lân

Khi xây tôi không được góp ý kiến. Tôi đã phát biểu nhiều lần trước HĐND thành phố và nhiều hội nghị có mặt các sở, ngành có thẩm quyền. Tôi đã nói rằng: “Tôi đề nghị các anh khi xây dựng công trình thể thao cấp quận, huyện thì nên hỏi ý kiến ngành thể thao”. Tôi ví dụ như tại huyện Phú Xuyên, dù chưa xây nhưng đã dùng từ “Khu liên hợp thể thao” rộng tới hàng chục héc-ta. Ngay như cấp thành phố cũng chỉ đề là “Trung tâm đào tạo vận động viên” thôi chứ cấp huyện mà dùng “Khu liên hợp thể thao” nghe to tát quá. Có huyện xin phê duyệt sân vận động tới 2 vạn chỗ ngồi, nhà thi đấu xin tới 5.000 chỗ!

Theo ông, quy mô sân vận động cấp huyện mức nào là phù hợp?

Tôi đang quản lý sân vận động Hàng Đẫy có 1,9 vạn chỗ ngồi mà suốt từ Tiger Cup 1998 đến nay chưa bao giờ đầy, mặc dù có nhiều trận đấu rất hay. Cung thể thao Quần Ngựa có sự kiện bế mạc Paragame rất lớn cũng chưa bao giờ đầy.

Vậy mà cấp huyện lại xin xây sân vận động tới 2 vạn chỗ thì chỉ để nuôi dê thôi chứ để làm gì? Điều quan trọng khi xây dựng sân vận động là phải đáp ứng đúng yêu cầu về kỹ thuật, chuyên môn chứ không phải là quy mô hoành tráng. Nhu cầu hiện nay mỗi sân vận động cấp huyện chỉ cần từ 2.000-2.500 chỗ ngồi là nhiều.

Theo ông, cơ chế vận hành, khai thác hiệu quả các Trung tâm này vướng mắc ở đâu?

Một số Trung tâm hiện nay cho đấu thầu để tăng thu nhưng như vậy sẽ đi chệch hướng, nhất là thời điểm hiện nay. Mà miễn phí cả thì không đủ sức để phục vụ, vận hành. Thứ nhất theo tôi là phải tận thu, thứ hai là phải lấy nguồn thu từ người giàu chia cho người nghèo. Các trung tâm phải tăng cường phục vụ nhiệm vụ chính trị, phong trào để tăng hoạt động và lấy thu giảm chi.

Hiện nay, cơ chế tài chính khai thác vận hành đang xây dựng và thí điểm ở cấp sở. Trung tâm của thành phố đang hoạt động là đơn vị sự nghiệp có thu. Nếu chỉ tập trung thu kinh phí mà sao nhãng chuyên môn thì cũng không được. Sắp tới chúng tôi sẽ hỗ trợ, phối hợp với các Trung tâm cấp huyện để mở thêm các lớp năng khiếu, phát triển thế mạnh của các địa phương.

Minh Tuấn - Huy Hoàng
thực hiện

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến (bên phải) trao Quyết định cho bà Nguyễn Vũ Bích HIền.
Thành ủy Hà Nội trao quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quyết định chuẩn y bà Nguyễn Vũ Bích Hiền (SN 1975), Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, tham gia Ban Thường vụ, giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng uỷ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 - 2025.