Cơ hội nào cho những thí sinh có điểm thi “mấp mé” điểm chuẩn 2020?

0:00 / 0:00
0:00
Những ngành học liên quan đến công nghệ thông tin, kỹ thuật số đang thu hút thí sinh. Ảnh:HUS
Những ngành học liên quan đến công nghệ thông tin, kỹ thuật số đang thu hút thí sinh. Ảnh:HUS
TPO - Kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021 chỉ gần bằng hoặc cao hơn một chút so với điểm chuẩn năm 2020 của ngành muốn học. Thực tế này đang khiến nhiều thí sinh rơi vào tình trạng như "kiến bò trong chảo".

Tại buổi tư vấn trực tuyến tuyển sinh khối các ngành kỹ thuật – công nghệ phía Bắc do Báo Tuổi trẻ tổ chức vừa qua, chuyên gia phụ trách tuyển sinh của các trường nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến điểm chuẩn của các ngành trong trường sắp tới. Nhiều thí sinh đưa ra mức điểm mình đạt được và nhờ các chuyên gia tư vấn xem cơ hội trúng tuyển như thế nào.

Thí sinh Hoàng Trung ở Nghệ An đặt câu hỏi với PGS.TS Trần Trung Kiên, Trưởng phòng Tuyển sinh, trường ĐH Bách khoa Hà Nội là muốn học ngành An toàn không gian số, em được 25 điểm vậy có khả năng đỗ không. Hoàng Trung cũng băn khoăn đây là ngành mới, không biết cơ hội việc làm thế nào.

Tương tự, thí sinh hỏi được 25,35 điểm khối A01, em có vào được ngành Điện tử và Tin học của trường ĐH Khoa học Tự nhiện, ĐH Quốc gia Hà Nội không hay? Mong thầy cô tư vấn giúp”....

Thực tế cho thấy, những thí sinh này thường đạt mức điểm bằng, hoặc cao hơn một chút so với điểm chuẩn năm 2020 của ngành muốn học. Và các thí sinh khá lo lắng, băn khoăn không biết mình có cơ hội đỗ ngành yêu thích hay không?

Theo PGS.TS Trần Trung Kiên, các thí sinh đạt điểm mấp mé thì tỉ lệ thành công sẽ không cao. Do đó, thí sinh nên điều chỉnh đăng ký thêm một số ngành có điểm chuẩn thấp hơn.

“Việc lựa chọn phải do thí sinh quyết định. Sau này nếu được làm công việc mình yêu thích sẽ may mắn. Nhưng có thể thí sinh sẽ làm việc ở một lĩnh vực ít mong muốn hơn. Nhưng ở đâu thì cũng cần nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. Lời khuyên của tôi là thí sinh cứ cố gắng để có kiến thức, kỹ năng tốt và làm tốt những việc mà "cuộc đời" giao cho”, PGS Kiên nhấn mạnh.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.