Những trường nào ở Hà Nội, học sinh tựu trường từ 1/9?

0:00 / 0:00
0:00
Hà Nội, các trường sẵn sàng cho học sinh tựu trường từ tháng 9.
Hà Nội, các trường sẵn sàng cho học sinh tựu trường từ tháng 9.
TPO - Hà Nội đã có quyết định cho phép học sinh tựu trường năm học mới sớm nhất từ ngày 1/9 nhưng phải căn cứ tình hình dịch bệnh thực tế để các trường quyết định học trực tuyến hay trực tiếp.

Từ đầu tháng 8 tới nay, nhiều trường ngoài công lập đã cho học sinh tựu trường trực tuyến để ôn tập, cũng cố kiến thức và giới thiệu chương trình năm học mới. Cũng có trường đã triển khai dạy kiến thức, chương trình năm học mới.

Các trường đã cho học sinh học trực tuyến phải kể đến như: Hệ thống giáo dục Ban Mai (quận Hà Đông); Trường Nguyễn Siêu; Trường THCS – THPT Lương Thế Vinh; Trường THPT Đinh Tiên Hoàng; Trường Phổ thông liên cấp Olympia… Riêng Trường Marie Curie cho học sinh nghỉ hè hết tháng 8. Đến đầu tháng 9, nếu học sinh không được đến trường học trực tiếp, trường này sẽ triển khai dạy học trực tuyến từ 1/9.

Trong khi đó, các trường ở khối công lập đến ngày 15/8 mới hoàn thành kiểm tra học kỳ II, chấm điểm và kết thúc năm học 2020-2021. Thời điểm này, hiệu trưởng các trường tiểu học, THCS, THPT cho biết đang lên kế hoạch cho việc khai giảng, dạy học năm mới với 2 phương án là dạy học trực tuyến và trực tiếp.

Hà Nội đang trong những ngày thực hiện giãn cách phòng chống dịch COVID-19 theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng. Do đó thời điểm này, các trường đều ở trạng thái chờ hướng dẫn cụ thể của Sở GD&ĐT Hà Nội.

Trưởng phòng GD&ĐT một quận cho biết, dự kiến đến đầu tháng 9, nếu dịch COVID-19 ổn định, học sinh các cấp sẽ đến trường chuẩn bị cho lễ khai giảng năm học mới. Nếu dịch vẫn căng thẳng, các trường khối công lập sẽ triển khai học trực tuyến và có kế hoạch dạy bù, củng cố kiến thức cho học sinh khi các em quay lại trường.

Sách giáo khoa năm học mới chưa tới tay học sinh

Năm học 2021-2022, nhiều phụ huynh các trường đăng ký mua SGK cho học sinh từ nhà trường nhưng đến nay năm học mới cận kề học sinh vẫn chưa có sách.

Một số phụ huynh có con theo học trường tư cho biết, nhà trường đã bắt đầu dạy chương trình năm học mới được vài tuần nhưng con chưa có SGK để học. Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài của học sinh. Hiện nay, các nhà sách cũng đóng cửa, phụ huynh rất khó khăn để tìm mua được SGK hay các đồ dùng học tập. Nhà xuất bản cũng đã có phiên bản điện tử SGK chương trình GDPT mới để phụ huynh sử dụng tạm thời. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh cho rằng, phiên bản điện tử rất bất cập vì trước giờ học phụ huynh phải in ra hoặc mở để con đọc trên màn hình. Phụ huynh mong muốn, trường học có phương thức nào đó để SGK sớm đến tay học sinh.

Hiệu trưởng Trường THCS Hoàng Liệt (Hoàng Mai) bà Đặng Thị Thu Hà cũng nói, năm nay là năm đầu tiên thực hiện chương trình, SGK mới từ lớp 6 do đó việc cung ứng SGK tới tay học sinh sớm là rất quan trọng. Việc này giúp học sinh, phụ huynh nghiên cứu, làm quen với SGK mới, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh nếu phải học trực tuyến sẽ rất khó khăn.

"Nhà trường phấn đấu bằng mọi cách sẽ gửi SGK tới tay học sinh trước ngày 25/8”, bà Hà nói.

Ông Nguyễn Đức Thái, Chủ tịch Hội đồng thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết, thời điểm hiện tại, SGK đang là mặt hàng cấp thiết cần được vận chuyển, cung ứng kịp thời đến nhà trường, học sinh và giáo viên chuẩn bị cho khai giảng năm học 2021 - 2022.

Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp trên cả nước, nhiều tỉnh, thành phố đang áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19. Vì vậy việc vận chuyển SGK tới tận tay học sinh tại các địa phương này hiện gặp rất nhiều khó khăn.

Để khắc phục tình trạng này, NXB đã lên phương án, trong đó có việc đề nghị các địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông, vận chuyển SGK, kịp thời cung ứng đầy đủ cho học sinh trước ngày khai giảng. Đơn vị cũng đề xuất với Bộ GD&ĐT để kiến nghị các cơ quan liên quan coi SGK là mặt hàng thiết yếu, được tạo điều kiện thuận lợi trong việc kinh doanh, lưu thông phân phối đáp ứng nhu cầu của học sinh, giáo viên trong tình hình dịch bệnh hiện nay.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.