Cô giáo bảo xé vở

Cô giáo bảo xé vở
Bé con học tiểu học phụng phịu kể với mẹ: Mẹ ơi, hôm qua bố mắng oan con. Mẹ hỏi chuyện, hóa ra đầu đuôi như sau: Bố phát hiện có quyển vở bị xé một trang, liền điên lên. Bé sợ quá thưa, cô giáo thấy con viết nhầm, bảo xé tờ đó đi viết lại.

Mẹ cháu bé là bạn tôi, buồn bã nói: Hồi chúng em đi học, tối kị là xé vở. Nếu có viết sai hoặc dập xóa, chỉ được gạch đi, viết xuống dưới. Xé vở là hành vi phản giáo dục.

Một là, nó làm cho quyển vở bị xộc xệch, xé tờ này thì tờ khác liền với nó qua gáy sẽ bị nong ra.

Hai là, xé vở chứng tỏ không tôn trọng chính quyển vở của mình. Phụ huynh phát hiện con xé vở thế nào cũng nghĩ con mình bị điểm kém mà xé vở. Bây giờ hóa ra cô giáo lại bảo xé vở, thế có chết không?

Tôi cũng giật mình. Quả thật nếu có cô giáo như vậy, thì phải thấy đó là thảm họa của ngành giáo dục.

Cô giáo, nhất là cô giáo tiểu học, là hình ảnh tiêu biểu của thế giới mà con trẻ đang hướng đến. Hành vi xé vở, tự nó cũng là hành vi phi giáo dục. Thế nhưng, cô giáo lại vô tư dạy bảo học sinh, thật là tai họa vô cùng.

Tôi và cô bạn phân tích thử, xem vì sao cô giáo lại bảo học trò xé vở. Có lẽ nguyên nhân dễ chấp nhận nhất là, để cho quyển vở của học trò phải “sạch, đẹp”. Hình như, nhà trường có chỉ tiêu “vở sạch chữ đẹp” của học trò. Vậy thì, để được cái chỉ tiêu đó, cô giáo đã dạy học trò một biện pháp giả dối. Để được chỉ tiêu hình thức, cô giáo đã hy sinh thực chất của việc dạy làm người.

Từ việc cỏn con đó, nhìn ra khắp các hiện tượng xã hội, mới thấy giật mình kinh hãi. Hàng ngày, chúng ta đi trên những con đường, mà cái nắp cống rất nham nhở. Làm đường, thì phải làm cái mặt đường tử tế, nhưng người ta lấy thành tích nghiệm thu đúng tiến độ mà quên một chỗ bé 1 mét vuông không cần làm tử tế.

Hoặc công an có thể giật tung quang gánh một bà già bằng tuổi mẹ mình, chỉ để giải tỏa hè đường và cấm hàng rong. Hy sinh mục tiêu nhân bản, thực chất, chỉ vì một chỉ tiêu hình thức nào đó… Đó là hậu quả của câu chuyện phi sư phạm như là chuyện dạy học trò xé vở.

Ôi, không cái gì dạy học trò mà không có hậu quả, như là vun trồng một cái cây. Trồng kiểu gì, ra cây nấy.

Theo Hải Quan Online

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
TPO - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai biểu quyết, thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Phùng Ngọc Mỹ (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh) và ông Mai Xuân Hải (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Y tế, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh).