> Nên sớm có Luật Đầu tư công
> Chín giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công
Theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, tổng nguồn vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) hiện nay chiếm khoảng 70% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, trong số đó phần vốn của Nhà nước chiếm khoảng 40%. Vì vậy, phạm vi điều chỉnh của Luật Xây dựng như dự thảo là cần thiết, đảm bảo quản lý, điều tiết đối với tất cả các dự án đầu tư xây dựng thuộc mọi nguồn vốn nói chung cũng như đảm bảo hiệu quả kinh tế của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước.
Luật Xây dựng sửa đổi cần phải điều chỉnh toàn bộ quá trình từ lập, thẩm định cho đến hoàn thành các dự án công trình xây dựng, cũng như quản lý chất lượng công trình. “Cần chỉ rõ trách nhiệm về quản lý đối với chất lượng công trình xây dựng. Chẳng hạn sự cố công trình thủy điện Sông Tranh vừa qua là ví dụ. Phải có quy định để kiểm soát chặt chẽ, để cơ quan chức năng được giao nhiệm vụ, thẩm quyền cụ thể vừa có quyền vừa có trách nhiệm trong việc kiểm soát chất lượng những công trình như vậy” - Ông Dũng nói.
Trước băn khoăn của một số ĐB về quản lý vốn nhà nước tại các dự án XDCB, Bộ trưởng Dũng cho biết, dự luật có quy định để khắc phục tình trạng nâng khối lượng dự toán, sau đó sẽ ăn bớt khối lượng trong quá trình thực hiện, chẳng hạn giá có 1 tỷ đồng nhưng lại nâng lên thành 1,5 tỷ đồng thì không được.
Vấn đề là phải đúng chi phí thực tế mà công trình vẫn đảm bảo chất lượng. Để khắc phục tình trạng này, dự luật sẽ quy định chặt chẽ vấn đề tiền kiểm. Ví dụ quy định về thẩm định thiết kế cơ sở (TKCS) - một nội dung rất quan trọng của dự án đầu tư xây dựng. TKCS xác định phạm vi, khối lượng công việc cần phải thực hiện, việc áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật.
Đây là căn cứ chủ yếu để xác định tổng mức đầu tư và do đó có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. “Mặc dù quan trọng như vậy, nhưng thời gian qua các cơ quan quản lý chuyên ngành không quản lý chặt chẽ TKCS (không thẩm định mà chỉ tham gia ý kiến), dẫn đến nhiều dự án sử dụng vốn nhà nước có TKCS không phù hợp nhưng vẫn được phê duyệt, làm tăng chi phí xây dựng, gây lãng phí lớn so với yêu cầu.
Để khắc phục tình trạng này, dự thảo luật quy định cụ thể yêu cầu, nội dung của TKCS khi lập dự án cũng như trách nhiệm thẩm định TKCS của các cơ quan quản lý chuyên ngành trước khi quyết định đầu tư phê duyệt dự án” - Ông Dũng cho biết.
Phải cạnh tranh lành mạnh
Một số ĐB cho rằng tình trạng đầu tư trong lĩnh vực XDCB dàn trải, gây lãng phí thất thoát ngân sách nhà nước. Thậm chí, không ít dự án buông lỏng quản lý dẫn đến tiêu cực trong đấu thầu. TS Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam nhận xét, dự án đầu tư thuộc khu vực tư nhân thường triển khai đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, trong khi nhiều dự án do DN nhà nước thực hiện chậm trễ gây lãng phí, có biểu hiện tham nhũng. “Ai cũng coi ngân sách là vô hạn, cứ ghi (vốn) là coi như có tiền, nhưng bây giờ nguồn thu khó khăn thế này thì lấy tiền đâu ra. Không ít công trình đầu tư bỏ dở, đình trệ rất lãng phí vì không có vốn” - TS Liêm nêu thực trạng.
Tình trạng quy hoạch treo lâu nay khiến Chủ tịch tổng Hội Xây dựng Việt Nam Trần Ngọc Hùng lo ngại. Theo ông Hùng, trong XDCB vẫn nặng cơ chế xin cho, thiếu minh bạch, đặc biệt là dự án có sử dụng nguồn vốn NSNN. Dự án luật cần hướng đến tạo sân chơi lành mạnh, bình đẳng, công khai cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
TS Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng Hội xây dựng Việt Nam nhận xét, dự án đầu tư thuộc khu vực tư nhân thường triển khai đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, trong khi nhiều dự án do DN nhà nước thực hiện chậm trễ gây lãng phí, có biểu hiện tham nhũng. |