Có cần thiết phải tắt máy khi đổ xăng?

Có cần thiết phải tắt máy khi đổ xăng?
Hầu hết tài xế Việt Nam để máy nổ trong khi đổ xăng, trong một số điều kiện, đây có thể là nguyên nhân dẫn tới rủi ro cháy nổ.

Ở Việt Nam, khi đến cây xăng mới chỉ có biển cấm cho tài xế là cấm hút thuốc và cấm sử dụng điện thoại di động. Nhưng nếu ở Mỹ cùng một số nước phát triển, trong trạm đổ xăng luôn có hướng dẫn việc cần làm đầu tiên là tắt máy, nếu không có thể bị quy trách nhiệm về mặt pháp luật. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều người không tuân theo quy định này. Điều đó có gì nguy hiểm?

Thực tế, những vụ tai nạn cháy nổ tại cây xăng do tài xế để động cơ nổ máy rất hiếm, do đó nhiều người cho rằng việc làm này là vô hại và tiếp tục thói quen. Nhưng về lý thuyết là hoàn toàn có thể xảy ra rủi ro, theo khẳng định của Viện dầu khí Mỹ API (American Petroleum Institute).

Theo video này, việc đổ xăng có thể gây ra rủi ro cháy nổ, tất nhiên điều kiện của chiếc F1 tiếp nhiên liệu ngoài đường pit và xe dân dụng trong trạm xăng là khác xa nhau. Trong trạm xăng, ít trường hợp xăng bị trào mạnh ra ngoài như phun, bên cạnh đó hệ thống động cơ, điện của xe được bao bọc trong lớp thân vỏ kín đáo hơn nhiều so với F1, nhiệt độ của xe F1 cũng nóng hơn rất nhiều so với xe dân dụng.

Khi vào trạm xăng, lượng xăng từ vòi sẽ chiếm chỗ phần hơi xăng trong bình do đó hơi xăng có thể ra ngoài không khí, đặc biệt là trong những ngày thời tiết khô, hanh. Nếu để máy xe nổ liên tục trong quá trình đổ xăng khiến nhiệt độ động cơ, hệ thống truyền động nóng lên, kết hợp với tia lửa điện  khi máy đang hoạt động dẫn tới cháy nổ.

Theo khuyến cáo của Viện dầu khí Mỹ API, tài xế cần nhớ rõ 3 quy tắc khi vào trạm xăng là tắt máy, không hút thuốc hoặc sử dụng tia lửa sống và không được vào xe nếu đã bước ra ngoài cho tới khi tiếp nhiên liệu xong.

Lý giải cho điều này, bên cạnh nguy cơ cháy nổ khi để động cơ hoạt động như ở trên, API cho biết cơ thể có thể tích điện khi người lái trở lại vào xe rồi bước ra cầm vào vòi phun xăng, dẫn tới xăng bắt và cháy nổ.

Điều này cũng tương tự cho những người ngồi trên xe, không nên ra ngoài suốt quá trình đổ xăng, nếu cần thiết phải ra hãy chạy tay vào bộ phận kim loại nào đó của xe rồi mới mở cửa bước ra ngoài.

Bên cạnh đó, nhiều người lại cho rằng chính việc tắt máy mới nguy hiểm, bên cạnh đó lại gây phiền toái. Ví như vào những ngày trời nóng, tắt máy đồng nghĩa tắt hệ thống điều hòa khiến người ngồi trên xe khó chịu, đề máy trở lại gây tốn nhiều xăng hơn và phát ra tia lửa điển mạnh hơn so với cứ để máy nổ bình thường.

Lý giải cho suy nghĩ này, các chuyên gia khẳng định, thời gian đổ xăng 4-5 phút sẽ chưa đủ để xe hạ nhiệt độ quá nhanh, nên mức nhiệt trong xe vẫn dễ chịu cho hành khách.

Khi quá trình đổ xăng kết thúc cũng là lúc vòi xăng cắm trở lại cây bơm xăng, nắp bình xăng đóng kín, không còn xăng vương vãi ra ngoài, tia lửa điện cũng không thoát ra ngoài được nên không thể gây cháy nổ.

Thực tế đã chứng minh, mọi xe máy đều phải khởi động trở lại khi đổ xăng xong. Lượng xăng tiêu tốn khi để máy chờ và khởi động lại là tương đương nhau.

Như vậy, việc đổ xăng tắt máy hay không tắt máy phần lớn phụ thuộc thói quen tài xế. Nguy cơ bắt cháy nổ khi để xe nổ máy là rất khó, nhưng không phải không thể xảy ra. Do đó, khuyến cáo an toàn nhất mà hãng xe cũng như các cơ quan quản lý an toàn đưa ra là tắt máy rồi mới xuống xe đổ xăng.

Theo Minh Hy

Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
TPO - "Tôi chưa thống kê cụ thể, nhưng với phương án sắp xếp của Chính phủ, Quốc hội, nhìn sơ sơ đụng chạm tới khoảng 20 bộ trưởng và tương đương, cùng khoảng 80 - 100 thứ trưởng và tương đương ở cả khối Đảng, Mặt trận, Nhà nước...", TS Đinh Duy Hòa - nguyên Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính - Bộ Nội vụ nói.