Có “bít” được nợ xấu?

Có “bít” được nợ xấu?
TP - Theo Nghị định 53/2013/NĐ-CP, VAMC có 2 phương án mua nợ xấu. Phương án 1, VAMC mua nợ xấu theo giá thị trường dựa trên cơ chế thỏa thuận với tổ chức tín dụng (TCTD).

> Cao ốc văn phòng "đắp chiếu", chết lâm sàng
> Giá trị tồn kho bất động sản khoảng 112.000 tỷ đồng

Phương án 2 là VAMC phát hành trái phiếu đặc biệt có mệnh giá đúng bằng nợ gốc còn lại sau khi đã trích lập dự phòng để mua nợ của tổ chức tín dụng (TCTD) .

Ngân hàng có thể mang trái phiếu đặc biệt này đến NHNN để chiết khấu vay tiền nhưng vẫn phải trích lập dự phòng mỗi năm ít nhất 20% cho đến 5 năm hoặc khi nợ xấu đã được xử lý. Các chuyên gia cho rằng VAMC khó mua nợ theo phương án 1 do vốn điều lệ 500 tỷ đồng là quá nhỏ và việc định giá nợ cũng rất phức tạp.

Do vậy, VAMC chủ yếu thực hiện nhiệm vụ chính là mua nợ theo Phương án 2. Tức là nợ xấu tạm thời được làm sạch trên bảng cân đối tài chính của TCTD bằng trái phiếu đặc biệt.

Một chuyên gia phân tích: các TCTD được NHNN tái cấp vốn để đảm bảo khả năng thanh khoản và cấp vốn cho vay. Nợ xấu được chuyển cho VAMC nhưng trách nhiệm quản lý chính vẫn là các TCTD. Nợ xấu được trích lập dự phòng dần dần trong 5 năm để tránh cú sốc tức thời cho hệ thống tài chính.

Doanh nghiệp có nợ xấu sẽ không phải bán tài sản thế chấp ngay lập tức và vẫn có thể được vay vốn. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp “dễ thở” hơn và có cơ hội phục hồi sản xuất. Đặc biệt là đối với doanh nghiệp bất động sản, chính sách này giúp tài sản thế chấp không bị thanh lý để chờ cơ hội phục hồi. Đối với nền kinh tế thì VAMC như là một giải pháp trước mắt để “bít” cho nợ xấu không lộ diện rồi tìm cách xử lý trong dài hạn.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG