Tổng Kiểm soát Nhà nước:

Chuyển ngay các vụ vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra

Tổng Kiểm toán nhà nước Hồ Đức Phớc. Ảnh Như Ý
Tổng Kiểm toán nhà nước Hồ Đức Phớc. Ảnh Như Ý
TPO - Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc vừa ký ban hành công điện về việc chuyển ngay các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra thông qua hoạt động kiểm toán.

Theo ông Phớc, thời gian qua, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng thông qua hoạt động kiểm toán đã đạt những kết quả nổi bật, được dư luận ủng hộ, đánh giá cao, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý kinh tế, tài chính, tham nhũng.

Kết quả kiểm toán đã phát hiện sai phạm và kiến nghị xử lý ngày càng lớn cả về tài chính và hoàn thiện cơ chế, chính sách: Kiến nghị xử lý tài chính năm 2016 là 38.776 tỷ đồng, năm 2017 là 91.322 tỷ đồng, 9 tháng đầu năm 2018 là 56.009 tỷ đồng; kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ văn bản pháp luật nhằm bịt chỗ hổng thất thoát, lãng phí từ cơ chế, chính sách năm 2016 là 150 văn bản, năm 2017 là 159 văn bản và 9 tháng đầu năm 2018 là 41 văn bản.

Bên cạnh đó, KTNN đã có nhiều kiến nghị quan trọng nhằm chấn chỉnh những thiếu sót, bất cập trong việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, đặc biệt đã chuyển hồ sơ các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hình sự sang cơ quan điều tra. Trong 9 tháng đầu năm 2018 chuyển 4 vụ việc và cung cấp 103 báo cáo kiểm toán cho các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban kiểm tra Trung ương, tòa án, cơ quan điều tra...

Tuy nhiên theo Tổng KTNN, công tác phòng, chống tham nhũng thông qua hoạt động kiểm toán của KTNN vẫn còn hạn chế, số vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật chuyển sang cơ quan điều tra còn ít, một số đoàn kiểm toán, tổ Kiểm toán, kiểm toán viên chưa thực sự chủ động, thiếu kiên quyết trong việc đấu tranh, phát hiện và củng cố bằng chứng kiểm toán về các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật để chuyển cơ quan điều tra.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong phòng, chống tham nhũng thông qua hoạt động kiểm toán, Tổng KTNN yêu cầu các đơn vị trực thuộc chuyển ngay sang cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán. Nghiêm cấm các Đoàn Kiểm toán, Tổ Kiểm toán giữ lại hoặc kiến nghị xử lý nội bộ. Tuyệt đối không được có hành vi che dấu vi phạm pháp luật.

Tổng KTNN cũng yêu cầu thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Tổng KTNN nếu để xảy ra vi phạm thuộc thẩm quyền, trách nhiệm quản lý. Xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân cố tình né tránh, thiếu kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong hoạt động kiểm toán...

Trước đó tại diễn đàn Quốc hội, báo cáo thẩm tra công tác PCTN năm 2018 của Chính phủ, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, vẫn còn một số trường hợp thanh tra, kiểm toán chồng chéo, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Việc kiến nghị xử lý hình sự qua hoạt động thanh tra, kiểm toán còn ít. Kiểm toán nhà nước kiến nghị xử lý tài chính 97.189,2 tỷ đồng nhưng chỉ chuyển 4 vụ việc vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra. Những hạn chế trong việc kiến nghị xử lý hình sự qua công tác kiểm toán đã tồn tại nhiều năm nhưng vẫn chưa được khắc phục.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.