Chuyện khó tin: Đũa gỗ dài 6cm nằm trong mắt, người đàn ông không hề hay biết

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Khi thấy mắt bị đau nhức, người đàn ông đến bệnh viện khám thì phát hiện có phần đầu đũa gỗ dài 6cm nằm gọn trong hốc mắt.

Ngày 11/1, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương cho biết, đã phẫu thuật lấy dị vật hốc mắt thành công cho bệnh nhân là một đoạn đũa gỗ dài tới 6cm.

Trước đó, anh T.N.B (SN 1987, ngụ Bình Dương) có triệu chứng đau nhức mắt nên vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương để kiểm tra sức khỏe. Tại đây người bệnh được các bác sĩ tiến hành thăm khám và chụp MRI để tìm ra nguyên nhân. Kết quả MRI phát hiện dị vật hốc mắt đâm rất sâu. Ngay lập tức, khoa Mắt đã hội chẩn với khoa Răng Hàm Mặt và Ngoại Thần Kinh để đánh giá chính xác mức độ tổn thương do dị vật gây ra, cũng như khả năng lấy dị vật và khả năng chảy máu sau lấy dị vật.

Từ sự phối hợp của các khoa chuyên môn liên quan, các bác sĩ đã phẫu thuật lấy được dị vật trong hốc mắt của người bệnh là đầu đũa gỗ bị gãy với chiều dài tới 6 cm. Theo người bệnh kể lại, trước đó anh có bị đánh song không biết bị chiếc đũa xuyên qua. Những ngày sau do mắt bị đau nhức nên anh mới đến bệnh viện để thăm khám.

Chuyện khó tin: Đũa gỗ dài 6cm nằm trong mắt, người đàn ông không hề hay biết ảnh 1

Ảnh: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương cung cấp

Bác sĩ Khoa Mắt trực tiếp điều trị cho biết, đây là một trường hợp mắc dị vật ở mắt phức tạp và khó xử lý vì dị vật nằm khá sâu nên việc lấy dị vật có hơi khó khăn. Do vậy khi tiến hành phẫu thuật đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề chuyên môn vững và hết sức thận trọng. Nếu người bệnh chỉ cần đến chậm khoảng vài ngày nữa thì nguy cơ dẫn đến mất thị lực là khó tránh khỏi.

Hiện tại, sức khỏe người bệnh đã ổn định và vẫn đang được theo dõi sau phẫu thuật.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.