Chuyên gia: Phải giữ chân người tài trước khi hút người tài về nước

TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện CIEM.
TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện CIEM.
"Chừng nào chúng ta chưa tận dụng hết trí tuệ, sự sáng tạo của người Việt trong nước thì “đừng hy vọng nhiều vào việc tìm kiếm sự đóng góp của những người đang ở ngoài Việt Nam” - TS. Nguyễn Đình Cung.

Tại Hội thảo Đánh giá giữa kỳ kết quả cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 diễn ra chiều 5/09 tại Hà Nội, một trong những giải pháp (ngoài ổn định kinh tế vĩ mô) để tạo động lực tăng trưởng được TS. Nguyễn Đình Cung (Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và Quản lý Trung ương - CIEM) cho rằng cần phải hoàn thành chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập, vừa chuyển đổi sang nền kinh tế số, tận dụng cơ hội mà cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) mang lại.

Theo đó, cần hoàn thiện thể chế và phát triển thị trường các nhân tố sản xuất để các thị trường này đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ sử dụng nguồn lực hiệu quả;

TS. Cung đặc biệt nhấn mạnh cần đổi mới vai trò và cách thức quản lý nhà nước, trong đó, có đổi mới và thực hiện phân bố nguồn lực nhà nước theo cơ chế, nguyên tắc thị trường;

Về phát triển hạ tầng, bên cạnh việc phát triển hạ tầng giao thông, cơ cấu lại nguồn điện, năng lượng và phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh, cần xây dựng hạ tầng kinh tế số.

“Việc kìm hãm sự tự do của thị trường sẽ không tạo ra động lực cho tăng trưởng kinh tế. Nền kinh tế hiện nay cần hai dòng chuyển động mạnh mẽ, đó là chuyển động của nền kinh tế thị trường và chuyển động của nền kinh tế số của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Có như vậy chúng ta mới hy vọng bắt kịp với thế giới”, TS. Nguyễn Đình Cung nói.

Viện trưởng Viện CIEM cho rằng với CMCN 4.0 cần suy nghĩ, hành động hơn là các tuyên bố khẩu hiệu, và cũng phải bắt đầu bằng tư duy, thể chế, hạ tầng và các kế hoạch hành động cụ thể.

“Nếu cứ tư duy theo kiểu 1.0 hay 2.0 như hiện nay mà áp dụng vào 4.0 thì tôi nghĩ là chúng ta đẩy 4.0 đi chứ không phải kéo 4.0 lại với chúng ta.” ông Cung nói.

Đồng tình với quan điểm trên, TS. Lê Xuân Bá, nguyên Viện trưởng Viện CIEM cho rằng để tái cơ cấu nền kinh tế thành công, tạo động lực cho tăng trưởng bền vững, chúng ta phải thay đổi tư duy, nói phải đi đôi với làm, phải đổi mới pháp luật,…

Đặc biệt, ông Bá cho rằng dứt khoát cần phải có nhà nước kiến tạo. Hơn nữa, để tạo động lực cho tăng trưởng cần phải có vốn và lao động. Cần phải sử dụng vốn một cách có hiệu quả, đồng thời dứt khoát phải có lao động tay nghề có kỹ năng.

Nói đến nền kinh tế số, TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng trước hết cần tạo môi trường kinh doanh thật tốt để khuyến khích, tận dụng tối đa trí tuệ của người Việt trong nước. Điều này quan trọng không kém và là việc cần làm ngay trước khi chúng ta hô hào, kêu gọi người Việt Nam ở nước ngoài về nước đóng góp xây dựng quê hương.

Theo ông Cung, "chừng nào chúng ta chưa tận dụng hết trí tuệ, sự sáng tạo của người Việt trong nước thì đừng hy vọng nhiều vào việc tìm kiếm sự đóng góp của những người đang ở ngoài Việt Nam”.

“Chừng nào chúng ta có chính sách giữ người tài ở lại Việt Nam thì lúc đó mới có khả năng kéo những người khác về Việt Nam. Còn nếu không, người tài của Việt Nam vẫn tiếp tục ra đi, các Start-up của Việt Nam vẫn còn ra đi thì tôi không nghĩ rằng chúng ta sẽ kéo được người Việt trở về đóng góp xây dựng đất nước.”, TS. Nguyễn Đình Cung chia sẻ quan điểm.

Theo Theo Infonet
MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.