Chương trình GDPT mới: Xây dựng mô hình lớp học theo tổ hợp

0:00 / 0:00
0:00
TP - Hơn 3 tháng nữa, học sinh lớp 10, năm học 2022-2023 sẽ bắt đầu áp dụng chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới năm đầu tiên. Các trường THPT đã xây dựng mô hình lớp học theo tổ hợp cho học sinh tìm hiểu, lựa chọn.

Xây dựng các tổ hợp

Mỗi học sinh sẽ học 7 môn và hoạt động giáo dục bắt buộc, gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục an ninh quốc phòng, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và Nội dung giáo dục của địa phương.

Các môn học còn lại thuộc 3 nhóm để học sinh lựa chọn 5 môn gồm: Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hoá học, Sinh học); Nhóm Khoa học xã hội (Địa lý, Lịch sử, Giáo dục Kinh tế - Pháp luật); Nhóm Công nghệ và nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật).

Chương trình GDPT mới: Xây dựng mô hình lớp học theo tổ hợp ảnh 1

Học sinh lớp 10 năm học 2022-2023 sẽ học chương trình GDPT mới năm đầu tiên

Để tránh việc có những tổ hợp, bộ môn chọn quá ít, quá nhiều, nhà trường không đủ điều kiện triển khai, các trường THPT đã xây dựng phương án, khảo sát mong muốn của học sinh lớp 9 để có thông tin và chủ động xây dựng tổ hợp.

Bà Lê Thị Hiền, Hiệu trưởng Trường THPT Kim Liên, quận Đống Đa (Hà Nội), cho biết, năm học tới, trường xây dựng 2 phương án để học sinh, phụ huynh lựa chọn gồm: mô hình lớp theo tổ hợp các môn và mô hình lớp theo tổ hợp các môn liên kết IELTS. Trong đó, mô hình lớp theo tổ hợp các môn gồm 2 nhóm tổ hợp các môn học lựa chọn theo lĩnh vực KHTN, KHXH. Mỗi nhóm tổ hợp có 3 lựa chọn, mỗi học sinh có 6 lựa chọn. Ngoài ra, để đáp ứng phương án tuyển sinh của các trường ĐH trong và ngoài nước, trường liên kết đào tạo chứng chỉ tiếng Anh IELTS nên học sinh chọn lớp các môn tự chọn KHTN và nhóm lớp các môn tự chọn KHXH.

Theo bà Hiền, sau khi xây dựng phương án, nhà trường đã chủ động gửi các trường THCS trong khu vực tuyển sinh để học sinh, phụ huynh tìm hiểu. Nhà trường không lo ngại học sinh sẽ không chọn hoặc chọn ít nhóm tổ hợp KHXH có bộ môn Lịch sử bởi thực tế qua nhiều năm thi tốt nghiệp THPT, học sinh có xu hướng chọn tổ hợp này nhiều hơn tổ hợp KHTN. “Nguyên nhân là do, các trường ĐH hiện nay có nhiều phương thức tuyển sinh, trong đó có xét tuyển hồ sơ kết hợp điểm IELTS chiếm ưu thế. Như năm học 2021-2022, trường có tới 477 em có chứng chỉ IELTS từ 6.5 trở lên. Khi đó, học sinh sẽ có xu hướng chọn phương thức xét tuyển hồ sơ, học bạ kết hợp các tổ hợp các môn KHXH vì không phải em nào cũng có khả năng học các môn trong tổ hợp KHTN. Khi hỏi ý kiến, nhiều em cũng cho rằng, học tổ hợp KHXH đỡ vất vả, dễ “lấy điểm” hơn tổ hợp KHTN”, bà Hiền nói.

Hiệu trưởng Nguyễn Xuân Khang cho rằng, không nên lo ngại về việc học sinh bỏ qua môn Lịch sử khi môn học này trở thành môn tự chọn ở bậc THPT. Ngay trong 6 nhóm tổ hợp môn học trường thiết kế, tổ hợp nào cũng có môn Tin học và Lịch sử xuất hiện ở 4/6 tổ hợp. Kể cả tổ hợp các môn KHTN cũng có bộ môn Lịch sử.

Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội), cho biết, để chuẩn bị cho chương trình GDPT mới năm học tới, trường đã khảo sát ý kiến hơn 400 học sinh lớp 9 về lựa chọn tổ hợp. Kết quả cho thấy, có 52,4% học sinh chọn Lịch sử, 47,4% chọn Địa lý, 69,8 % chọn Kinh tế - Pháp luật; 44,4% chọn Vật lý, 65,5% chọn Sinh học, 27% chọn Hoá học, 13% chọn Mỹ thuật… Dựa vào kết quả đó, nhà trường xây dựng 6 tổ hợp, trong đó mỗi tổ hợp có 5 môn học/ chuyên đề giáo dục cho phép học sinh lựa chọn.

MỚI - NÓNG
Chưa có tiền lệ
Chưa có tiền lệ
TP - Chưa từng có nguyên thủ quốc gia nước ngoài nào tham dự lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ, khiến lời mời của ông Donald Trump dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trở thành chưa từng có tiền lệ. Lời mời này nhấn mạnh khuynh hướng của ông Trump về những cử chỉ gây ấn tượng mạnh nhằm tái định hình mối quan hệ hoặc thu hút sự chú ý toàn cầu.