Chườm nóng, chườm đá: Hại nhiều hơn lợi

Chườm nóng, chườm đá: Hại nhiều hơn lợi
Chườm nóng, chườm đá, kích thích điện, siêu âm và những thứ tương tự hầu như không giúp ích gì cho những bệnh nhân cần vật lý trị liệu và, thật ngạc nhiên, là thậm chí chúng có thể gây hại.

Hội Vật lý trị liệu Mỹ (APTA) đã tham gia Chiến dịch lựa chọn thông minh, một sáng kiến của Hội Nội khoa Mỹ để khuyến khích đối thoại giữa bệnh nhân và thầy thuốc với mục đích đưa ra biện pháp điều trị tốt hơn.

Thay vì cầu cứu đến chườm nóng hoặc chườm đá, APTA cho rằng một kế hoạch điều trị chủ động, bao gồm các bài tập phục hồi sức mạnh, sẽ có “tác động lớn hơn lên đau, hạn chế vận động, chức năng và chất lượng sống”.

“Bằng chứng về lợi ích hầu như là số không”, BS. Tony Delitto, trường Đại học Pittsburgh cho biết. “Khi tôi tốt nghiệp bằng Vật lý trị liệu năm 1979, thì những tác nhân vật lý này chiếm một phần lớn trong thực hành,” Delitto giải thích “Chúng tôi đã phải rất khó khăn mới rời bỏ được chúng”.

Tất nhiên rồi! Bất cứ ai đã từng cảm thấy thoải mái bởi túi chườm nóng dễ chịu hẳn sẽ không sẵn sàng đón nhận tin này. Như Linda Nichols, một bệnh nhân cũ đã bình luận cho bài báo về chủ đề này: “Các anh muốn lấy túi chườm nóng từ những ngón tay lạnh giá đã chết hay là từ những ngón tay ấm áp của tôi.”

Tuy nhiên, khoa học là khoa học và giờ đây khoa học nói rằng đừng dùng túi chườm nóng hoặc những thứ tương tự. “Có bằng chứng cho thấy những tác nhân vật lý thụ động có thể gây hại cho người bệnh,” Delitto và các đồng tác giả viết trong khuyến cáo số một của họ dành cho các thầy thuốc. Cụ thể, các tác giả tin rằng “truyền đạt cho bệnh nhân về những chiến lược điều trị thụ động, thay vì chủ động” sẽ càng khuyếch đại sự lo lắng và sợ hãi của bệnh nhân về hoạt động thể lực trong khi đau. Và điều này có thể kéo dài thời gian hồi phục, làm tăng chi phí và thậm chí làm tăng nguy cơ phải tiêm hoặc phẫu thuật.

Chắc chắn là không ai muốn phải đụng tới dao kéo, vì thế có lẽ cách khôn ngoan là nên xem những nguyên tắc mới dành cho bác sĩ vật lý trị liệu dưới đây: ows:

1. Không sử dụng những tác nhân vật lý thụ động trừ khi cần thiết để tạo thuận lợi cho việc tham gia vào chương trình điều trị chủ động.

2. Không kê đơn những chương trình tập sức mạnh “không đủ liều” cho người già. Thay vào đó, hãy cân đối tần số, cường độ và thời gian tập với khả năng và mục đích của mỗi người bệnh.

3. Không khuyên bệnh nhân nằm nghỉ trên giường sau chẩn đoán huyết khổi tĩnh mạch sâu cấp tính sau khi bắt đầu liệu pháp chống đông, trừ phi có những lo ngại đáng kể về sức khỏe.

4. Không sử dụng những máy tập vận động thụ động liên tục cho điều trị sau mổ ở bệnh nhân sau phẫu thuật thay toàn bộ khớp gối không có biến chứng.

5. Không dùng bể sục để điều trị vết thương.

Theo Cẩm Tú

Theo Dân Trí
MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Hiện trạng khu tái định cư Đền Lừ III bỏ hoang sắp được cải tạo
Hiện trạng khu tái định cư Đền Lừ III bỏ hoang sắp được cải tạo
TPO - Hoàn thành từ năm 2017 nhưng dự án tái định cư Đền Lừ III (quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) vẫn trong tình trạng bỏ hoang, với nhiều hạng mục xuống cấp trầm trọng. Mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo UBND quận Hoàng Mai đầu tư dự án cải tạo, bảo đảm khang trang, sạch đẹp, phục vụ tốt nhất đời sống người dân sau khi được bàn giao nhà tái định cư.