Chúng ta đang “bó tay” với hàng “nhái”?

Nhãn mới Tôn – Ván nhựa của Công ty CP Nhựa Rạng Đông có mã vạch (barcode).
Nhãn mới Tôn – Ván nhựa của Công ty CP Nhựa Rạng Đông có mã vạch (barcode).
Tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng “nhái”, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ… vẫn diễn biến phức tạp và dường như bị “thả nổi” về biện pháp ngăn chặn, cũng như xử lý? 

Nhiều doanh nghiệp bị làm “nhái” sản phẩm, hoặc bị “đối thủ” cố tình gây nhầm lẫn nhãn hiệu đã được bảo hộ của mình, rất bức xúc trước hành vi cạnh tranh không lành mạnh này, nhưng không biết kêu ai? Mà có kêu cũng chỉ nhận được sự im lặng hoặc giải quyết không thỏa đáng.

Vi phạm trắng trợn Luật Sở hữu trí tuệ

Theo Công ty CP Nhựa Rạng Đông (190 Lạc Long Quân, phường 3, quận 11, TPHCM), từ đầu năm đến nay, khách hàng của công ty liên tục phản ảnh về thông tin sản phẩm. Họ cho biết, tại Hà Nội, có Công  ty đã bán ra thị trường sản phẩm tôn, ván nhựa, tấm lợp bằng nhựa có gắn nhãn tem “RẠNG ĐÔNG PLASTIC”. Tem này có màu sắc rất giống với tem nhãn của Công ty CP Nhựa Rạng Đông đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và sử dụng để dán trên các dòng sản phẩm tương tự.

Việc làm này đã khiến người tiêu dùng dễ nhầm tưởng 2 chủ thể kinh doanh trên là một, ảnh hưởng đến uy tín của Công ty CP Nhựa Rạng Đông. Hay nói cách khác, khách hàng cứ nghĩ đây chính là các sản phẩm của Công ty CP Nhựa Rạng Đông. 

Thực tế, đã có rất nhiều khách hàng gọi đến Công ty CP Nhựa Rạng Đông phản ánh: “Tại sao trên nhãn tôn nhựa lúc thì ghi thành phần là PVC, lúc thì ghi là PC”? Trong khi tất cả các sản phẩm tôn nhựa của Công ty CP Nhựa Rạng Đông đều chỉ ghi đúng thành phần chính cấu tạo là PVC.

Trao đổi với chúng tôi về trường hợp này, luật sư Đặng Trí (Đoàn Luật sư TPHCM) cho biết, Công ty ở Hà Nội VN đã có hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 130 và hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu theo quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.

Chúng ta đang “bó tay” với hàng “nhái”? ảnh 1

Nhãn cũ Tôn – Ván nhựa của Công ty CP Nhựa Rạng Đông không có mã vạch (barcode).

Chúng ta đang “bó tay” với hàng “nhái”? ảnh 2

Dân kêu trời, cơ quan chức năng giải quyết như thế nào?

Hơn nữa, trong kết luận giám định sở hữu công nghiệp của Viện Khoa học Sở hữu Trí tuệ (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) ký ngày 12/9 vừa qua đã khẳng định, dấu hiệu “RẠNG ĐÔNG” và hình ảnh gắn trên sản phẩm tấm lợp bằng nhựa và sản phẩm ván nhựa của Công ty ở Hà Nội là yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (quy định tại Điều 11 Nghị định 105/2006 sửa đổi) đối với Nhãn hiệu “rd Rạng Đông và hình” của Công ty CP Nhựa Rạng Đông. Như đã nói, các nhãn hiệu này của Công ty CP Nhựa Rạng Đông đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 118906 từ ngày 14/11/2006 đến ngày 14/11/2026.

Trước đó, kết luận giám định tương tự ký ngày 18/5, Viện Khoa học Sở hữu Trí tuệ cũng đã khẳng định các vi phạm như trên.

Nhận thấy việc làm của Công  ty ở Hà Nội ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Công ty CP Nhựa Rạng Đông đã 2 lần gửi công văn trực tiếp cho công ty này yêu cầu ngưng ngay hành vi vi phạm. Đồng thời, cũng đã gửi đơn yêu cầu Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Trung ương (Ban chỉ đạo 389) có biện pháp xử lý Công  ty ở Hà Nội  do đã có hành vi cạnh tranh không lành mạnh, sử dụng nhãn hiệu “nhái” gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ. Tuy nhiên, đã nhiều tháng nay, các cơ quan chức năng vẫn “im lặng”?

Để khách hàng và các đại lý an tâm kinh doanh cũng như có đủ thông tin nhận biết cũng như hướng dẫn cho người tiêu dùng về sản phẩm do chính Công ty CP Nhựa Rạng Đông (190 Lạc Long Quân, phường 3, quận 11, TPHCM) sản xuất, công ty xác định nhãn dán trên các sản phẩm tôn, ván nhựa (tấm lợp bằng nhựa) phải có hình ảnh dưới đây. Ngoài nhãn này, không có bất kỳ nhãn nào khác đối với sản phẩm tôn, ván nhựa của mình. Khi có thay đổi nhãn hiệu trên sản phẩm này, công ty sẽ thông báo ngay bằng văn bản và kèm theo hình ảnh gửi đến khách hàng và đại lý.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10.