Chứng stress mãn tính sau tuổi 30

Ảnh minh họa Internet
Ảnh minh họa Internet
Stress không chỉ giảm hiệu quả công việc, mà còn dẫn tới các vấn đề tâm lý, trầm cảm phổ biến ở người trẻ; thậm chí sa sút trí tuệ, bệnh Parkinson, Alzheimer khi về già.

Suy nghĩ tiêu cực luôn thường trực trong tâm trí anh Hoàng Hà (31 tuổi, Hà Nội) kể từ khi nhậm chức trưởng phòng. Cứ mỗi lần stress, anh Hà lại bứt tóc, nhổ râu để xua tan cơn đau đầu, mất tập trung hay cạn ý tưởng. Căng thẳng công việc và áp lực nuôi gia đình khiến anh quá tải, tâm trạng u uất và chán nản.

Theo chuyên gia, stress là một phần tất yếu của cuộc sống hiện đại. Có 2 loại stress, cấp tính và mãn tính. Căng thẳng cấp tính là phản ứng của não bộ với mối đe dọa trước mắt, khiến não hoạt động hiệu quả tối đa. Tuy nhiên, căng thẳng mãn tính mà chúng ta phải đối mặt hàng ngày, lại là kẻ thù giết người. Chúng khiến tuyến thượng thận giải phóng quá nhiều hormone adrenaline, norepinephrine và cortisol, gây ra hàng loạt chứng đãng trí, mất ngủ, rụng tóc, nổi mụn trứng cá, rối loạn tiêu hóa, suy giảm miễn dịch, tim mạch, huyết áp, hen suyễn, béo phì... ở người ngoài 30 tuổi.

polyad

Người lao động trí óc là đối tượng dễ bịstress mãn tính.

Thống kê của Hội đồng Bồi thường Bảo hiểm Mỹ cho thấy, có đến 90% bệnh nhân đến thăm khám bác sĩ than phiền vì stress. Theo khảo sát mang tên "Stress ở Mỹ" thực hiện năm 2014, khoảng 77% người Mỹ bị căng thẳng trong công việc; 76% căng thẳng vì tiền bạc; 73% cặp cha mẹ stress do trách nhiệm gia đình. Nguy cơ đau tim và biến cố tim mạch vào thứ Hai cao hơn bất kỳ ngày khác trong tuần, nguyên nhân là do áp lực công việc.

Người lao động trí óc là đối tượng dễ bị stress mãn tính. Nghiên cứu năm 2015 của Đại học California trên 242 doanh nhân Mỹ cho thấy, một nửa gặp vấn đề về sức khỏe tâm lý, 30% mắc chứng trầm cảm, cao hơn hẳn tỷ lệ trầm cảm chung 7% của dân số Mỹ. Ngoài ra, gần 30% thiếu tập trung lâu dài (chứng ADHD) hoặc thường xuyên căng thẳng. Khoảng 72% doanh nhân vừa gặp vấn đề sức khỏe tâm thần, vừa gặp trục trặc gia đình.

Căng thẳng kéo dài gây hại nhiều nhất tới các tế bào vùng não hippocampus, nơi chịu trách nhiệm học tập và lưu trữ thông tin. Hormone cortisol tăng cao, làm hư hại thụ thể dẫn truyền thần kinh glutamate và sinh ra các gốc tự do tiêu diệt tế bào não. Cơ thể có thể xử lý một lượng nhỏ gốc tự do, nhưng với lượng tăng sinh quá mức, chúng phản ứng dây chuyền tạo thành các mảng tổn thương lớn ở não.

Đãng trí, hay quên, mất tập trung, tư duy kém sắc bén, suy giảm trí nhớ ngắn hạn, sợ hãi hoặc cáu gắt, mơ ác mộng... là những biểu hiện rõ nhất của quá trình oxy hóa não. Dân văn phòng ngoài 30 tuổi có thể quên chìa khóa, lỡ buổi hẹn hoặc bí bách khi tìm ý tưởng mới cho kế hoạch kinh doanh... 

polyad

Chủ động chống oxy hoá não là cách hiệu quả để loại bỏ stress. Ảnh:Shutterstock.

Nếu không ngăn ngừa, stress không chỉ giảm hiệu quả công việc, mà còn dẫn tới các vấn đề tâm lý, trầm cảm phổ biến ở người trẻ; thậm chí sa sút trí tuệ, bệnh Parkinson, Alzheimer khi về già. Ước tính tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, cứ 10 bệnh nhân trầm cảm nặng thì có 4 người muốn tự sát và một người đã thử quyên sinh nhưng thất bại.

Ở cạnh một người vui vẻ, vợ hoặc chồng có thể tăng thêm 8% cơ hội hạnh phúc, hàng xóm được hưởng lây 34% và bạn bè được lợi 25%. Loại bỏ stress bằng cách giữ tinh thần lạc quan, ngủ đủ, ngồi thiền, chơi thể thao, nghe nhạc... giúp làm chậm quá trình oxy não của cơ thể. Ngược lại, chủ động chống oxy hoá não bằng thực phẩm (gà, thịt heo, cá, rau củ màu sặc sỡ...) là cách hiệu quả để đương đầu với stress. Nghiên cứu công bố trên Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Mỹ (NCBI) cho thấy, dưỡng chất Carnosine và Anserine chứa nhiều trong nước cốt gà có tác dụng ức chế hiệu quả sự sản sinh gốc tự do, đẩy lùi căng thẳng và cung cấp năng lượng cho não.

Ngoài stress, thanh lọc không khí, hạn chế thức ăn nhanh, chất béo có hại, thuốc lá và rượu bia... cũng giúp cơ thể loại trừ các yếu tố nguy cơ đẩy nhanh quá trình oxy hóa não.

Theo Theo VnExpress
MỚI - NÓNG