Lâm Đồng:

Chưa 'hồi sinh' hồ Than Thở, chủ đầu tư lại muốn làm khu du lịch quốc tế

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Được giao 39 ha đất từ nhiều năm qua nhưng tiến độ đầu tư của Công ty TNHH Thùy Dương vào khu du lịch hồ Than Thở rất chậm. Nay doanh nghiệp đề nghị điều chỉnh quy mô dự án lên 118 ha; đề nghị tăng vốn từ hơn 29 tỷ đồng lên hơn 4.540 tỷ đồng và “hình thành khu du lịch tầm cỡ quốc tế và khu vực”...

Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản gửi sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) nêu ý kiến về việc phối hợp tham mưu văn bản phản hồi Bộ KH&ĐT đối với hồ sơ điều chỉnh Dự án Nâng cấp, phục hồi cảnh quan Khu du lịch (KDL) hồ Than Thở.

Chưa 'hồi sinh' hồ Than Thở, chủ đầu tư lại muốn làm khu du lịch quốc tế ảnh 1

Một góc khu du lịch hồ Than Thở.

Theo sở này, khu vực có diện tích khoảng 39 ha đã được giao cho Công ty TNHH Thùy Dương (gọi tắt là công ty) triển khai dự án đầu tư theo nội dung quy hoạch chi tiết (QHCT) đã được UBND TP. Đà Lạt phê duyệt tại Quyết định số 3151 ngày 20/10/2023.

Thế nhưng, trong văn bản đề nghị điều chỉnh Dự án Nâng cấp, phục hồi cảnh quan KDL hồ Than Thở của công ty chưa xác định rõ quy mô đầu tư xây dựng công trình tại khu vực 39 ha. Do đó, sở đề nghị công ty bổ sung quy mô đầu tư xây dựng công trình dự án theo đồ án QHCT đã phê duyệt.

Về chỉ tiêu tầng cao, Sở Xây dựng cho rằng, một số hạng mục cao 3 tầng là chưa phù hợp với QHCT. Công ty cần bổ sung chỉ tiêu quản lý chiều cao đối với hạng mục “công trình biểu tượng”.

Đối với khu vực có diện tích khoảng 79 ha (chưa được giao đất), Sở Xây dựng cho rằng chưa có cơ sở để xem xét về tính phù hợp bởi chưa có QHCT được duyệt.

Về việc công ty đề nghị điều chỉnh tổng mức đầu tư từ hơn 29 tỷ đồng thành hơn 4.540 tỷ đồng, Sở Xây dựng nhận định, phương pháp xác định sơ bộ tổng mức đầu tư các công trình được xác định theo đơn giá tạm tính do đơn vị cung cấp là chưa phù hợp về quản lý chi phí theo quy định tại Nghị định số 10 ngày 9/2/2021 của Chính phủ.

Cũng theo Sở Xây dựng Lâm Đồng, mục tiêu đầu tư mà công ty định hướng tại khu vực có diện tích khoảng 39 ha là phù hợp.

Riêng đối với khu vực có diện tích khoảng 79 ha, sở đề nghị không đề cập đến việc “hình thành KDL tầm cỡ quốc tế và khu vực” do không được định hướng trong quy hoạch chung; đồng thời công ty nên sử dụng từ ngữ phù hợp với định hướng chức năng “resort nghỉ dưỡng” thay vì “công trình đô thị nghỉ dưỡng”.

Về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, Sở Xây dựng lưu ý, dự án này thuộc khu vực thượng nguồn hồ Than Thở nên cần có giải pháp bảo vệ, không được có các hoạt động phát thải gây ô nhiễm nguồn nước. Giải pháp thu gom nước thải cần đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định, tuyệt đối không để rò rỉ ra môi trường đặc biệt là vào nguồn nước hồ.

Công ty cần nghiên cứu bố trí hồ lắng thu gom nước mặt để chủ động trong điều tiết nước khi cần thiết và bảo vệ môi trường; bổ sung nội dung đánh giá công tác bảo vệ môi trường, an toàn phòng cháy và chữa cháy.

Sở Xây dựng còn yêu cầu công ty bổ sung cao độ nền, hạn chế tối đa việc san gạt địa hình tự nhiên; độ dốc dọc các tuyến đường giao thông có xe chạy đảm bảo ≤10…

MỚI - NÓNG
Trình 2 đề án có vốn đầu tư 'khủng', Hà Nội lấy tiền đâu để triển khai?
Trình 2 đề án có vốn đầu tư 'khủng', Hà Nội lấy tiền đâu để triển khai?
TPO - Sáng 1/7, UBND thành phố Hà Nội đã trình HĐND thành phố xem xét 2 đề án với số vốn đầu tư rất lớn. Trong đó, riêng đề án đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị đã có tổng số vốn 55,426 tỷ USD. Chỉ riêng với đề án này, từ nay đến năm 2035, Hà Nội cần Trung ương hỗ trợ hơn 8,6 tỷ USD.