> Chờ 'khoán 10' trong giáo dục đại học
> Dự thảo luật Giáo dục ĐH: Thừa! Thiếu!
> Luật mới, nội dung không mới
> Bất hợp lý khối thi tuyển sinh
Nhiều chuyên gia chưa hài lòng với cách thức tổ chức kỳ thi tuyển sinh ĐH,CĐ hiện nay. Ảnh: Hồng Vĩnh. |
Tổ chức thi chung như hiện nay (3 chung: chung đề- chung đợt- chung kết quả) cũng có điểm tích cực là tiết kiệm được cho các trường, nhưng cái mất nhiều hơn. Tuyển chung không tạo được đặc trưng của từng trường, trong khi các trường rất đa dạng về ngành nghề, nhu cầu, yêu cầu chất lượng...
Tuy nhiên, theo tôi, nên tìm cách thi tuyển như thế nào để giảm căng thẳng và hiệu quả hơn chứ không thể bỏ thi vì nhiều lý do: Nhu cầu học tập của thanh niên rất lớn, trong khi chỗ ngồi ở trường đại học ít, 10 người mới có 1 chỗ học. Nếu tuyển sinh theo cách xem xét hồ sơ, mỗi trường ĐH có yêu cầu khác nhau, đánh giá khác nhau...
Như vậy sẽ không công bằng và nảy sinh nhiều tiêu cực. Các nước họ làm được là vì tỷ lệ chọi của họ chỉ khoảng 1/1,5, vì họ có nhiều nơi học đáp ứng được nhu cầu học tập. Việt Nam có tỷ lệ chọi cao: 1/10, thậm chí có trường 1/20 thì không thể học ĐH theo kiểu ghi danh được. Chúng ta vẫn nên tổ chức thi tuyển nhưng chỉ nên ở cấp độ trường, không nên cái gì cũng ở cấp quốc gia, cũng do Bộ GD-ĐT.
GS.TS Đào Trọng Thi . |
Như vậy, nên giao cho từng trường ĐH tự tổ chức tuyển sinh?
Đúng như vậy! Trường nào không tự ra được đề thi thì dùng đề thi của trường khác mà họ thấy phù hợp. Nhưng phải do trường đó tự quyết định chứ không phải Bộ GD&ĐT quyết định lấy đề thi của trường này hay trường kia; đặc biệt, không phải lấy đề thi của Bộ.
Trong tương lai có thể giao cho các trường ĐH tự quyết cả hình thức xét tuyển theo hồ sơ và tổ chức thi. Nhưng trước mắt, chưa nên xét tuyển theo hồ sơ, vì chưa đảm bảo, dễ tiêu cực, không chính xác và thiếu công bằng.
Những trường có chỉ tiêu tuyển sinh và số thí sinh có nguyện vọng học không quá chênh lệch hoặc thậm chí ngang bằng có thể áp dụng hình thức ghi danh và xét chọn hồ sơ vào học không?
Trước mắt chưa nên, vì sẽ rơi vào tình trạng các trường tuyển lung tung, vì hiện nay có trường số lượng thí sinh đăng ký dự thi còn thấp hơn mức nhận tuyển. Nếu chấp nhận như vậy thì quá dễ dãi và ảnh hưởng đến chất lượng, thiệt cho người học...
Như vậy quay lại như cách đây ít năm, các trường tự tổ chức tuyển sinh. Liệu điều này có được xã hội tán thành?
Quay lại và sử dụng cả những gì tốt đẹp của 3 chung. Ví dụ: Các trường có thể dùng đề chung của nhóm trường chứ không dùng đề chung cấp quốc gia nữa. Chung hay riêng là do các trường tự nguyện, tức là quay lại hình thức các trường tự làm nhưng đã khác hồi đó.
Bao giờ học sinh mới hết khổ vì thi? Ảnh : Hồng Vĩnh. |
Liệu các trường có thể tuyển sinh cùng thời điểm hay có thể tổ chức nhiều đợt tuyển sinh?
Tôi nghĩ, không nên bắt các trường tổ chức thi vào một đợt, một ngày. Hãy để các trường được lựa chọn, sau khi học sinh thi tốt nghiệp phổ thông để các em có thời gian chuẩn bị hồ sơ và các trường có thời gian chuẩn bị tổ chức, chấm thi… và khai giảng vào thời gian quy định. Như thế tránh được việc cùng một ngày học sinh kéo về Thủ đô rầm rầm, trong khi thi cử chỉ là một hoạt động bình thường của nhà trường.
Theo tôi, nghiên cứu tổ chức thêm một đợt thi nữa chăng, nhưng cần tính toán kỹ vì phải tính đến việc sinh viên sẽ học lên cao học ở trường khác. Thời gian tổ chức thi lệch quá thì lại tạo ra khoảng trống. Vẫn phải có điều gì đó thống nhất chung cho toàn xã hội. Nếu thêm một đợt thi tuyển sinh thì chỉ gắn vào các đợt thi học kỳ của nhà trường, theo mùa của thi tuyển.
Trong hội nghị góp ý dự thảo Luật Giáo dục Đại học do Ủy ban VHGD TNTNNĐ tổ chức (ngày 19 và 20- 4), nhiều đại biểu đề nghị giao quyền tự chủ cho các trường. Vậy, theo ông, có nên bỏ quy định xin phép mở ngành, mở trường hay mở trường thuận lợi như… lập doanh nghiệp?
Chuyện bỏ quy định xin phép mở ngành hay trường… thực chất là tạo ra sự tự chủ cho các trường. Nhưng nếu tạo ra nhiều tự chủ hơn, thì hành lang pháp lý phải chặt chẽ hơn. Cơ quan quản lý phải đưa ra quy định cụ thể, nhà trường được chủ động và có quyền quyết định các vấn đề trong khuôn khổ hành lang pháp lý.
Hiện ta vẫn nặng về cơ chế xin-cho, xin đôi khi không đáp ứng được đúng quy định vẫn được...cho; nhiều trường, không đáp ứng đủ điều kiện đảm bảo chất lượng...vẫn cho. Tinh thần là quy định điều kiện đào tạo thật rõ ràng. Thay vì cho phép, Bộ GD& ĐT chỉ thẩm định xem trường có đủ điều kiện hay không thì cấp phép.
Một điểm nữa, phải phân biệt trường tư và trường công. Đối với trường tư, thẩm định đủ điều kiện thì được thành lập; với trường công, chủ đầu tư là nhà nước thì phải được nhà nước cho phép .
Hồ Thu