Chủ tịch Quốc hội: Sợi dây kinh nghiệm sao rút mãi không hết

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại Phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại Phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội
TPO - 'Chúng ta thường có tình trạng là làm xong rồi rút kinh nghiệm và sợi dây này nó dài từ năm này tháng nọ, rút hoài không hết. Hôm nay lại rút kinh nghiệm nữa', Chủ tịch Quốc hội nói.

Sáng nay, 16/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV tiếp tục họp phiên thứ 2, cho ý kiến về Tờ trình của Chính phủ về đề xuất sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ dự phòng giai đoạn 2012-2015 của dự án Hồ Tả Trạch (Thừa Thiên - Huế) cho hợp phần bồi thường, di dân tái định cư

Liên quan đến dự án Hồ Tả Trạch, theo phương án đền bù được UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế phê duyệt, tổng số vốn của dự án sử dụng để đền bù đất ở, đất nông nghiệp và tài sản trên đất; đối với đất lâm nghiệp tỉnh có chủ trương “đất đổi đất”. 

Tuy nhiên, đến nay, tỉnh mới cấp được 324,4ha/1342,8ha. Do chủ trương “đất đổi đất” không thực hiện được, vì vậy, nhân dân trong vùng tái định cư đời sống gặp nhiều khó khăn, nhiều bức xúc, khiếu kiện đông người kéo dài.

Theo tờ trình của Chính phủ gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, số vốn UBND tỉnh thừa Thiên Huế, Bộ NN&PTNT đề nghị bổ sung 77,415 tỷ đồng để giải quyết những tồn tại, vướng mắc trên. 

Thủ tướng Chính phủ cũng đồng ý báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội sử dụng một phần nguồn vốn trái phiếu chính phủ dự phòng giai đoạn 2012 – 2015 của dự án Hồ Tả Trạch cho hợp phần đền bù. 

Theo đó, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép bổ sung hạng mục đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư, vào dự án hồ Tả Trạch do Bộ NN&PTNT quản lý, sử dụng 77 tỷ đồng trong 150 tỷ đồng dự phòng trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012 – 2015 để đầu tư cho Hợp phần đền bù đất lâm nghiệp.

Trong báo cáo thẩm tra, Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội cho rằng, về nguyên tắc, việc Chính phủ đề xuất sử dụng một phần nguồn vốn trái phiếu Chính phủ dự phòng giai đoạn 2012 – 2015 cho dự án hồ Tả Trạch để thực hiện hợp phần bồi thường, di dân tái định cư là chưa thực sự phù hợp. 

Tuy nhiên, xuất phát từ thực tế, Ủy ban Tài chính Ngân sách đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội chấp thuận với đề xuất của Chính phủ và được sử dụng 77 tỷ đồng trong số 150 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012 – 2015, sớm hoàn thành việc đền bù đất lâm nghiệp nhằm xử lý dứt điểm việc khiếu kiện kéo dài của người dân.

Tại phiên họp, liên quan đến trách nhiệm của Bộ NN&PTNT với vấn đề này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng đã nghiêm túc nhận khuyết điểm và rút kinh nghiệm. “Do nhận thức chưa sâu sắc. Nghiêm túc nhận khuyết điểm này, sẽ nghiêm túc kiểm điểm những cơ quan, đơn vị liên quan”, ông Thắng nói.

Phát biểu tại phiên họp, nhiều ý kiến đề nghị phải quan tâm đến đời sống của người dân, dù thế nào cũng phải trả nợ cho người dân, không để người dân khổ thêm nữa. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đồng ý với những ý kiến này. 

"Đây là việc trách nhiệm nhà nước phải lo. Không để dân quá khổ. 10 năm nay mà bây giờ chúng ta ngồi đây bàn về vấn đề này là do tắc trách, sai thẩm quyền không thực hiện đúng các Nghị quyết đã ban hành", bà Ngân nói.

"Chúng ta thường có tình trạng làm xong rồi là rút kinh nghiệm và sợi dây này nó dài từ năm này tháng nọ, rút hoài không hết. Hôm nay lại rút kinh nghiệm nữa. Đối với dân chúng ta làm chưa hết, chưa đủ", Chủ tịch Quốc hội nói thêm. 

MỚI - NÓNG
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
TPO - Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng... để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng dự án, tạo nguồn cung cho thị trường và tận dụng được nguồn vốn ưu đãi phát triển.
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.