Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm bà con làng gốm Bàu Trúc

TPO - Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã đến thăm bà con làng gốm Bàu Trúc ở Ninh Thuận nhân dịp dự lễ đón nhận bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp .

Chiều 15/6, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã đến thăm làng gốm Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) nhân dịp dự lễ đón nhận bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp và khai mạc Lễ hội Nho - Vang Ninh Thuận năm 2023.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm bà con làng gốm Bàu Trúc ảnh 1

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng (bìa phải) trao bức ảnh "Bác Hồ với đồng bào dân tộc thiểu số" tặng làng gốm Bàu Trúc. (Ảnh: Đ.C)

Trao đổi với bà con làng nghề Bàu Trúc, Chủ tịch nước cho rằng những sản phẩm của làng nghề cũng là cách để gìn giữ và phát huy những nét đẹp văn hóa Chăm. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cũng đề nghị cấp ủy và chính quyền địa phương cùng người dân làng nghề tiếp tục giữ gìn và phát huy những giá trị độc đáo, đặc sắc của di sản nghệ thuật làm gốm. Việc này góp phần để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh, là động lực quan trọng để địa phương ngày càng phát triển.

Nhân dịp này, Chủ tịch nước đã trao tặng chính quyền và người dân làng nghề gốm Bàu Trúc bức ảnh “Bác Hồ với đồng bào dân tộc thiểu số”.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm bà con làng gốm Bàu Trúc ảnh 2

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng (bìa phải) thăm làng gốm Bàu Trúc. (Ảnh: Đ.C)

Trước đó, tại Kỳ họp thứ 17 của Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO đã chính thức công nhận “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm ở Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp”.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm bà con làng gốm Bàu Trúc ảnh 3

Người dân làng gốm Bàu Trúc chế tác các sản phẩm gốm truyền thống. (Ảnh: Đ.C)

Tối cùng ngày, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức lễ đón bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp và khai mạc Lễ hội Nho -Vang Ninh Thuận 2023.

Tham dự có Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng nhiều lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương. Tại đây, đại diện UNESCO tại Việt Nam đã trao bằng ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp cho đại diện Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm bà con làng gốm Bàu Trúc ảnh 4
Đại diện UNESCO tại Việt Nam (bìa trái) trao bằng ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp tặng đại diện Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch. (Ảnh: C.H)

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ghi nhận, biểu dương những nỗ lực và thành tựu của Đảng bộ, chính quyền, quân dân tỉnh Ninh Thuận đã đạt được trong chặng đường đã qua. “Đây là dịp để Ninh Thuận giới thiệu, tôn vinh giá trị cây nho và các sản phẩm từ nho. Từ đó, quảng bá hình ảnh quê hương, con người, các giá trị văn hóa, những danh lam thắng cảnh, sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh. Thông qua đó tạo cơ hội để các nhà đầu tư, doanh nghiệp du lịch gặp gỡ, tìm kiếm cơ hội đầu tư mới, ký kết hợp tác đầu tư phát triển du lịch Ninh Thuận, kết nối du lịch Ninh Thuận với thị trường trong và ngoài nước thời gian tới”, Phó Thủ tướng nói.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm bà con làng gốm Bàu Trúc ảnh 5

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại buổi lễ. (Ảnh: C.H)

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cũng đánh giá cao sự đóng góp của các thế hệ nghệ nhân, cơ sở làm gốm Chăm và đồng bào dân tộc Chăm đã nỗ lực gìn giữ di sản quý báu này. Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng ghi nhận những nỗ lực của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao, lãnh đạo các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong việc bảo tồn, nghiên cứu và lập hồ sơ đề cử di sản Nghệ thuật làm gốm của người Chăm với UNESCO.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm bà con làng gốm Bàu Trúc ảnh 6

Chương trình nghệ thuật đêm khai mạc Lễ hội Nho - Vang Ninh Thuận năm 2023. (Ảnh: C.H)

Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, từ nghệ thuật gốm Chăm đến những vườn nho Ninh Thuận cho thấy các giá trị văn hóa được bồi đắp lâu dài, bền bỉ trong đời sống hàng ngày của người dân sẽ trở thành “nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước".

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm bà con làng gốm Bàu Trúc ảnh 7

Chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội Nho - Vang Ninh Thuận 2023. Ảnh: C.H.

Sau lễ đón bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp là chương trình biểu diễn nghệ thuật độc đáo khai mạc Lễ hội Nho - Vang Ninh Thuận năm 2023 với ba chủ đề: Đậm sâu ân tình đất gốm; Ngọt ngào hương vị Nho - Vang và Ninh Thuận bừng sáng tương lai. Chương trình có sự đóng góp của những ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng cùng hơn 400 nghệ nhân và diễn viên quần chúng.

Làng nghề gốm Bàu Trúc là một trong những làng gốm cổ xưa nhất Đông Nam Á tồn tại đến ngày nay. Từ xưa tới nay, gốm Bàu Trúc được làm hoàn toàn làm bằng thủ công, các sản phẩm gốm khi ra lò đều có sự khác biệt và mang tính độc đáo của từng sản phẩm.

Tin liên quan