Chủ tịch nước Lương Cường. (Ảnh: DT) |
Việt Nam và Chile thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1971.
Kim ngạch thương mại song phương 9 tháng đầu năm 2024 đạt gần 1,3 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023. Hiện Chile là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam sang Mỹ Latin, sau Mexico, Brasil và Argentina, còn Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Chile trong ASEAN.
Hai bên duy trì phối hợp và hợp tác tốt tại các tổ chức quốc tế và diễn đàn đa phương
Việt Nam và Peru thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1994. Về thương mại, trao đổi song phương đã phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua. Trong vòng 5 năm, kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng đến 79,1% từ mức 353,78 triệu USD năm 2016 lên 600 triệu USD năm 2022. Kim ngạch 9 tháng đầu năm 2024 đạt 289,6 triệu USD.
Hai bên có nhiều cơ hội nâng cao kim ngạch thương mại khi đều là thành viên của Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với nhiều cam kết ưu đãi trong rất nhiều lĩnh vực, ngành hàng khác nhau.
Việt Nam hiện có hai dự án đầu tư quan trọng tại Peru trên các lĩnh vực viễn thông.
Hai nước duy trì sự phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại Liên Hợp Quốc và các diễn đàn đa phương.
Việt Nam trở thành thành viên chính thức của APEC từ năm 1998.
Khu vực APEC có ý nghĩa quan trọng, chiến lược đối với an ninh, phát triển của Việt Nam. APEC là diễn đàn quy tụ 15 trên 30 đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và là các đối tác kinh tế, thương mại quan trọng hàng đầu của nước ta, chiếm hơn 77% thương mại, gần 81% đầu tư trực tiếp và hơn 85% du lịch.
13 trong 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đang triển khai/đàm phán là với thành viên APEC. Trong đó, 17 trên tổng số 20 thành viên APEC là đối tác FTA của Việt Nam.