Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ấn tượng với thành tựu của Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Dennis Francis đánh giá cao quan hệ Liên Hợp Quốc - Việt Nam, cho biết ông rất ấn tượng trước những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đánh giá cao vai trò tích cực, năng động và vị thế ngày càng cao của Việt Nam, trong đó có việc tham gia gìn giữ hoà bình Liên Hợp Quốc.

Chiều 20/9 (theo giờ địa phương), tại trụ sở Liên Hợp Quốc (LHQ), Thủ tướng Phạm Minh Chính có cuộc gặp Chủ tịch Đại hội đồng LHQ khóa 78 Dennis Francis.

Tại cuộc gặp, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam coi trọng và ủng hộ vai trò trung tâm của LHQ trong hệ thống quản trị toàn cầu, nhằm ứng phó với các thách thức chung hết sức to lớn hiện nay và Việt Nam cam kết sẽ đóng góp tích cực vào các ưu tiên lớn của Đại hội đồng Khoá 78, trong đó có củng cố hòa bình thông qua tăng cường lòng tin, thúc đẩy hợp tác, giảm căng thẳng giữa các nước lớn, thúc đẩy đoàn kết, chủ nghĩa đa phương, cải tổ thể chế tài chính quốc tế theo hướng công bằng hơn, quyết tâm hiện thực hóa các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs), vì lợi ích của người dân và không bỏ lại ai ở phía sau.

Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ấn tượng với thành tựu của Việt Nam ảnh 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Chủ tịch Đại hội đồng LHQ khóa 78 Dennis Francis. (Ảnh: Nguyễn Hồng).

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng để giải quyết các thách thức hiện nay, cần có cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân và toàn diện. Trên cơ sở đó, Thủ tướng khẳng định Việt Nam ủng hộ và quyết tâm thực hiện SDGs và ứng phó với Biến đổi khí hậu, bao gồm nỗ lực thực hiện các cam kết về đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050.

Thủ tướng cho biết Việt Nam vừa thông qua Quy hoạch điện VIII với những cam kết mạnh mẽ về phát triển năng lượng bền vững và sẽ sớm công bố Kế hoạch huy động nguồn lực triển khai Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP). Thủ tướng chia sẻ lịch sử Việt Nam vượt qua chiến tranh, khó khăn để chuyển mình, phát triển, xoá bỏ đói nghèo, nên trong bối cảnh bất ổn về an ninh lương thực trên thế giới hiện nay, Việt Nam vẫn bảo đảm xuất khẩu gạo, góp phần ổn định an ninh lương thực toàn cầu.

Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Dennis Francis đánh giá cao quan hệ LHQ – Việt Nam, cho biết rất ấn tượng trước những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, đánh giá cao vai trò tích cực, năng động và vị thế ngày càng cao của Việt Nam, trong đó có việc tham gia gìn giữ hoà bình LHQ.

Ông Dennis Francis cho rằng Việt Nam có nhiều thành tựu về đưa người dân thoát nghèo và phát triển đất nước, có thể chia sẻ cho thế giới, cùng thúc đẩy hợp tác thực hiện SDGs, ứng phó biến đổi khí hậu, an ninh lương thực. Chủ tịch Đại hội đồng nhất trí sẽ hợp tác cùng Việt Nam để thúc đẩy tuân thủ Hiến chương LHQ, luật pháp quốc tế và chủ nghĩa đa phương.

Hình mẫu thành công

Cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính có cuộc tiếp Tổng Giám đốc Tổ chức Phát triển công nghiệp LHQ (UNIDO) Gerd Muller.

Thủ tướng đánh giá cao những nỗ lực của UNIDO và cá nhân Tổng Giám đốc hỗ trợ Việt Nam thực hiện ba đột phá chiến lược về hạ tầng, nguồn nhân lực và thể chế, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ấn tượng với thành tựu của Việt Nam ảnh 2

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc Tổ chức Phát triển công nghiệp LHQ (UNIDO) Gerd Muller. (Ảnh: Nguyễn Hồng).

Nhấn mạnh quyết tâm của Việt Nam trong xây dựng nền công nghiệp vững mạnh, nông nghiệp sinh thái bền vững, các ngành dịch vụ đồng bộ, hiệu quả, Thủ tướng đề nghị UNIDO hỗ trợ Việt Nam triển khai Chiến lược phát triển công nghiệp đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, trong đó ưu tiên hoàn thiện và triển khai các chính sách công nghiệp, phát triển công nghiệp phát thải thấp và có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp của Việt Nam để tham gia sâu vào chuỗi cung ứng bền vững toàn cầu, tập trung vào các lĩnh vực chế biến, chế tạo, đổi mới sáng tạo, tăng trưởng xanh… với các chương trình, dự án hợp tác cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm.

Tổng Giám đốc UNIDO cho rằng Việt Nam là hình mẫu phát triển thành công nhất, là đối tác quan trọng của UNIDO với nhiều chương trình hợp tác; khẳng định sẽ tập trung hỗ trợ Việt Nam về tiết kiệm năng lượng và phi các-bon hóa ngành công nghiệp, phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo lương thực thực phẩm và chuỗi giá trị nông sản, các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp nông thôn… phù hợp với các ưu tiên lớn của Việt Nam mà Thủ tướng nêu.

Ông Muller cho biết UNIDO sẽ phối hợp chặt chẽ với phía Việt Nam để sớm thông qua Chương trình quốc gia hợp tác giai đoạn 2023-2027 làm cơ sở cho các hoạt động hợp tác giữa hai bên trong thời gian tới, đồng thời đề xuất hai bên cùng nghiên cứu khả năng hợp tác ba bên giữa Việt Nam, UNIDO và một nước đang phát triển để Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm thành công, UNIDO sẽ hỗ trợ về chuyển giao công nghệ.

Nhân dịp này, Thủ tướng mời ông Gerd Muller sang thăm Việt Nam để thúc đẩy thêm cơ hội hợp tác giữa hai bên, góp phần hỗ trợ Việt Nam thực hiện mục tiêu trở thành nước thu nhập trung bình cao với nền công nghiệp hiện đại vào năm 2030 và một nước phát triển thu nhập cao vào năm 2045.

Trong khuôn khổ Phiên họp cấp cao Khóa lần thứ 78 Đại Hội đồng LHQ tại New York đã diễn ra “Ngày Lương thực”, với các phiên họp cấp cao về chủ đề lương thực và nông nghiệp.

Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ấn tượng với thành tựu của Việt Nam ảnh 3

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp dự và phát biểu tại phiên họp.

“Ngày Lương thực” là thời điểm quan trọng giữa Hội nghị toàn cầu đánh giá 2 năm thực hiện cam kết Hội nghị Thượng đỉnh về hệ thống lương thực thực phẩm của LHQ năm 2023 (UNFSS+2) và Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP28). Các nhà lãnh đạo thế giới sẽ thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm trong các Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế, đồng thời củng cố các giải pháp tại chỗ.

MỚI - NÓNG
Khi nào Hà Nội chuyển lạnh trở lại?
Khi nào Hà Nội chuyển lạnh trở lại?
TPO - Diễn biến khí tượng thực tế tại miền Bắc, Thủ đô Hà Nội trong ít ngày qua duy trì ở ngưỡng nhiệt trung bình cao trên 30 độ C, cảm nhận thực tế nóng oi vào nhiều thời điểm trong ngày. Bộ phận không khí lạnh đang di chuyển về phía Nam dự báo sẽ ảnh hưởng tới khu vực trong dịp đầu tuần (18/11), biến động hạ nhiệt có thể sẽ kéo dài ít ngày.