Chủ đầu tư đập thủy điện Sông Tranh 2 phải chịu trách nhiệm

Chủ đầu tư đập thủy điện Sông Tranh 2 phải chịu trách nhiệm
TP - TS. Bùi Trung Dung - Phó Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) cho rằng chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trước xã hội về sự cố rò rỉ đập sông Tranh.

>Thân đập thủy điện rò nước: Cần ngay tư vấn độc lập
>Lỗi từ thiết kế, thi công đến vận hành đập

Nước chảy như suối tư thân đập thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam). Ảnh: Nguyễn Thành
Nước chảy như suối tư thân đập thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam). Ảnh: Nguyễn Thành.

Ông đánh giá thế nào về lỗi thiết kế và nó ảnh hưởng đến an toàn của đập ra sao?

Có thể khẳng định hiện tại đập vẫn đảm bảo an toàn kể cả sau khi có một số trận động đất kích thích trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, theo thiết kế thì hiện tượng thấm xuất hiện ở vị trí khe co ở hạ lưu đập như hiện nay là không được phép, phải được tích cực xử lý sớm.

Ai phải chịu trách nhiệm lỗi đó, thưa ông?

Theo Luật chất lượng hàng hóa, ai làm ra sản phẩm hàng hóa thì người đó phải chịu trách nhiệm. Chủ đầu tư hiện nay đang chịu trách nhiệm toàn thể để tổ chức việc này. Và chủ đầu tư đương nhiên chịu trách nhiệm trước toàn thể xã hội.

Vậy, Cục đưa ra hướng xử lý thế nào?

Trước mắt phải thu nước vào trong đường hầm theo đúng thiết kế yêu cầu. Về lâu dài thì phải xử lý chống thấm sao cho lượng nước thấm qua thân đập ít theo kỳ vọng của thiết kế là bằng một nửa chỗ nước đó.

Sau này khi hạ mực nước hồ xuống thì người ta phải làm việc đấy. Vì chống nước thấm qua bê tông phải cần có thời gian: Từ vài tháng đến một năm. Thậm chí người ta phải đo được lượng nước thấm qua đập. Khi lượng nước thấm qua đập vượt quá ngưỡng thiết kế thì người ta phải xử lý.

Vậy chi phí cho việc khắc phục là bao nhiêu?

Tại thời điểm này chủ đầu tư chưa mất đồng nào, họ chỉ chịu trách nhiệm tổ chức. Vì đang trong thời gian bảo hành.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Thông tin mới về tình hình Ngân hàng SCB
Thông tin mới về tình hình Ngân hàng SCB
TPO - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết: "SCB là một trong các ngân hàng có quy mô lớn, tổng tài sản lớn nên giải pháp để thực hiện và xử lý cũng đòi hỏi phải đủ vốn. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục xây dựng một lộ trình để tái cơ cấu ngân hàng này từng bước và nghiên cứu khẩn trương giải pháp, cơ chế tạo điều kiện cho ngân hàng này từng bước ổn định, phục hồi hoạt động".