1. Giảm testosteron
Đường tác động tiêu cực đến chất lượng sinh hoạt phòng the do hệ quả tụt giảm testosteron trong cơ thể đàn ông. Các nhà khoa học ĐH Dublin (Ireland) đã tiến hành công trình nghiên cứu với sự tham gia của 80 tình nguyện viên. Tất cả đều được nạp vào cơ thể liều 75g đường đơn glucose. Kết quả? Nồng độ testosteron (hormone nam giới đảm bảo năng lực bản lĩnh đàn ông) của họ giảm 25%
Ảnh minh họa |
2. Khô cạn nơi thầm kín và dễ bệnh lây nhiễm khó chịu
Người đẹp phàm ăn đồ ngọt thời gian dài cơ thể sẽ có độ đường máu cao. Đường máu cao có thể dẫn đến hiệu ứng khô cạn âm đạo. Đường dư thừa trở thành nguồn thức ăn lý tưởng cho sự sinh sôi nảy nở nấm độc tại “cô bé”, căn bệnh khó chịu triệt tiêu ham muốn gần gũi.
Thêm nữa, đường máu cao còn có thể là nguyên nhân xuất hiện các bệnh đường tiết niệu, trong đó có viêm bàng quang
3. Mệt mỏi triền miên
Khi ăn quá nhiều các sản phẩm giầu đường đơn, nồng độ glucose trong máu sẽ tăng, buộc tuyến tụy phải tăng cường sản xuất insulin. Những nỗ lực của cơ thể nhằm khôi phục trạng thái cân bằng khiến cho người trong cuộc rã rời, mệt mỏi. Điều này giải thích vì sao chúng ta sụp mi, thèm ngủ sau khi ăn hết khẩu phần khủng chocolate.
4. Thêm vài ngấn mỡ bụng
Tiếc rằng lượng đường dư thừa do chúng ta ăn không được đào thải ra khỏi cơ thể. Chúng tồn trữ ở dạng mô mỡ. Cho dù sự mũm mĩm được ưa nhìn ở phái đẹp, song ai cũng muốn kiểm soát chúng.
5. Kém thú vị bởi thiếu máu nơi thầm kín
Mạng lưới mao mạch vận chuyển máu nuôi dưỡng toàn cơ thể. Chúng đóng vai trò cực lớn trong thời gian vợ chồng quan hệ. Khi người trong cuộc hưng phấn cao độ, tim bơm máu đến dụng cụ đàn ông, giúp nó cương cứng, bơm máu đến nơi thầm kín, giúp “cô bé” mẫn cảm hơn với động chạm. Đường dư thừa trong cơ thể dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu tại nơi thầm kín cả hai người, tức hủy hoại cơ may thăng hoa.
6. Dư thừa cortisol, hormone stress
Cortisol chính là hormone gây hiệu ứng stress (căng thẳng). Nồng độ hợp chất này tăng đột biến, khi chúng ta nạp vào cơ thể lượng đường quá lớn. Stress gia tăng khiến nạn nhân dễ mất hứng thực hành “chuyện ấy”. Riêng với phụ nữ, nồng độ cortisol trong cơ thể quá cao còn dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
7. Có thể dẫn đến neuropathy (bệnh thần kinh ngoại biên)
Ăn nhiều đường còn có thể dẫn đến neuropathy (bệnh thần kinh ngoại biên) do hệ quả tổn thương thần kinh. Run tay chân hay thậm chí đau đớn khi cử động là dấu hiệu điển hình của chứng bệnh này. Bệnh có thể tiến triển tác động lên mạng thần kinh ngoại biên vùng đáy chậu và cản trở nghiêm trọng sinh hoạt thầm kín vợ chồng.