Các loại quần lót chống đạn này được làm bằng một số loại vải khác nhau, đảm bảo tiện nghi, hô hấp bình thường cho da và thoát mồ hôi.
Không chỉ vậy, ở phía trong đùi và vùng bẹn, quần có chức năng chống đạn có thêm lớp kevlar kép để ngăn giảm tác hại của mảnh bom đạn, nhất là ảnh hưởng tới mạch máu đùi, nơi bị tổn thương có thể gây hậu quả nghiêm trọng (chảy máu nhanh, ngừng cấp ô xy đến nhiều cơ quan quan trọng, cơ thể lạnh đi nhanh).
Kế thừa và phát triển sản phẩm của người Anh, Mỹ còn tạo bộ đồ bảo vệ vùng xương chậu.
Trong bộ đồ này, quần lót bảo vệ được gọi là Lớp 1 (Tier I, hay protective under-garment - PUG). Lớp thứ hai (protective outer-garment - POG) cần mang bên ngoài quần dài bình thường. Lớp này là tập hợp các chi tiết bảo vệ mềm và cứng giống các bộ phận của áo giáp thông thường.
Khi kết hợp với nhau, hai lớp này có khả năng bảo vệ tốt vùng chậu và vùng bẹn chống mảnh đạn.
Quần lót Tier I trên một lính thủy đánh bộ Mỹ ở Afghanistan. Vật liệu của quần lót còn được thử nghiệm chống nhiệt độ cao.
Quần lót Blast Boxers của hãng BCB có hình dáng giống quần short đua xe đạp và bảo vệ không chỉ vùng bẹn mà cả một phần đôi chân.
Sản phẩm của BCB hầu như không cản trở sự di chuyển. Các loại quần lót chống đạn này có thể mặc bên ngoài quần lót thường hay thay cho chúng. Để tiện lợi hơn, tất cả các đường may đều làm từ phía ngoài.
Khu vực bảo vệ chống đạn của quần lót Blast Boxers.
Một số nguồn tin cho biết, trong bộ đồ bảo vệ vùng chậu có thể có thêm cả Lớp 3 (Tier Three) giống như một quần short chống đạn.