Chia hạnh phúc, cộng tương lai

Trong lớp học tranh tre nứa lá, cô trò vẫn miệt mài bài giảng
Trong lớp học tranh tre nứa lá, cô trò vẫn miệt mài bài giảng
TP - Mặc dù vẫn biết trường tiểu học Đồng Văn I, xã Đồng Văn, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An sẽ bị di dời trong thời gian không xa, khi công trình thủy điện Hủa Na đi vào hoạt động, nhưng chúng tôi vẫn không khỏi xót xa thầm nghĩ, nếu chẳng may có một cơn bão, cơn lũ quét qua khi thầy trò đang dạy và học trong ngôi trường với những bức vách không vững, những mái che không chắc chắn này thì sẽ để lại những hậu quả đáng tiếc đến nhường nào. Đây không phải là câu chuyện của mấy mươi năm trước hay của thời chiến tranh…

> Hơn 30 tỷ đồng cho chương trình khuyến học Đèn Đom Đóm

Trong lớp học tranh tre nứa lá, cô trò vẫn miệt mài bài giảng
Trong lớp học tranh tre nứa lá, cô trò vẫn miệt mài bài giảng.
 

Từ điểm trường trong vùng lòng hồ Hủa Na

Ngôi trường nằm trong vùng lòng hồ Hủa Na, với dãy phòng học tranh tre đã xuống cấp trầm trọng, kèo, văng cũng ngấm nước, hỏng hết, chỉ cần chạm tay vào là cảm nhận ngay được sự ẩm mốc của các bức vách do lâu ngày ngấm mưa và mối mọt nhiều. Mái nhà có rất nhiều lỗ hổng, có thể lấy thêm ánh sáng cho các em học nhưng vào ngày mưa thì lại dột, tạo thành hố đất lầy và không kê được bàn ghế.

Thầy Phạm Xuân Long, hiệu trưởng của trường cho biết: “Phòng học hư hỏng nên phải lấy tạm phòng ký túc của giáo viên làm chỗ cho các em học, dù toàn bộ phòng cũng chỉ bằng thanh nan tre, bằng vách nứa hết. Các thầy cô cũng từ xuôi lên non dạy học, đến chỗ cắm bản cũng phải nhường làm phòng học cho các em, các thầy cô lặn lội về ở tạm điểm chính”.

Đến câu chuyện của họa mi xóm núi

Trong các học sinh giỏi của trường được nhận học bổng Đèn Đom Đóm, chúng tôi nhớ mãi hình ảnh cô bé Vi Thị Tình, 3 năm liền là học sinh giỏi của trường. Bố tàn tật lại bị nghiện phải đi cai, mẹ phải đi hái măng, làm thuê làm mướn, hoàn cảnh rất khó khăn, quần áo thiếu thốn, ăn thì cũng bữa sắn bữa cơm, nhưng Tình vẫn học rất giỏi, ngoan ngoãn và chăm chỉ. Là quản ca và là giọng hát hay nhất lớp, em ước mơ trở thành ca sĩ.

Hàng ngày vào rừng kiếm củi giúp mẹ, dù vất vả nhiều em vẫn cất vang tiếng hát để xua tan nhọc nhằn. Nhưng để thực hiện được ước mơ ca hát ấy, sẽ đòi hỏi ở em nhiều cố gắng quyết tâm hơn nữa vì ở vùng núi heo hút này chuyện đủ cái ăn, cái mặc cũng còn khó khăn thì chuyện đến trường đi học đã là một nỗ lực rất lớn. Chúng tôi ai cũng thầm mong em sẽ đủ nghị lực vượt qua những khó khăn ấy để học thật tốt và tiếp tục là họa mi của núi rừng Quế Phong.

Ngày chương trình Đèn Đom Đóm đến trao học bổng cho 20 em học sinh giỏi nhất của trường, thầy trò rưng rưng cảm động vì Đèn Đom Đóm và Cô Gái Hà Lan không chỉ trao một món quà rất giá trị với các em học sinh nơi đây, mà còn “cộng” thêm cả niềm tin, niềm hy vọng vươn lên cho trẻ em vùng khó.

Ca sĩ nổi tiếng Mỹ Linh, một khán giả thường xuyên của chương trình Đèn Đom Đóm, cũng đã bày tỏ sự đồng cảm bằng hành động rất thiết thực, góp mỗi tháng 10kg gạo trong thời gian 5 năm cho em Vi Thị Tình, và hứa “chờ khi em vỡ giọng” sẽ xem xét khả năng của cô họa mi nhỏ để giúp em thực hiện ước mơ.

Đôi tay của mỗi người quá nhỏ bé không thể che chở, giúp hết tất cả các em, nhưng chúng ta có thể cùng nhau chung tay chia sẻ với học sinh trường Đồng Văn I trong chương trình Đèn Đom Đóm phát sóng trên VTV2 lúc 19h50 ngày 11-10.

Cùng với Cô Gái Hà Lan, với hơn 20.000 học bổng và 8 ngôi trường mới đã trao, hãy trao thêm nhiều cơ hội đến trường, mở ra tương lai tươi sáng hơn cho các em học trò nghèo bằng cách:

- Nhắn tin “DDD 02” đóng góp cho trường hoặc “DDD” cho chương trình về tổng đài 8751.

- Liên hệ và gửi đóng góp trực tiếp (tiền, vật chất…) về: Chương trình khuyến học Đèn Đom Đóm với số tài khoản (VND): 0021100129008, (USD): 0021100466004 - Ngân hàng TMCP Quân Đội (Sở giao dịch Hà Nội) hoặc Ban Khoa giáo Đài TH Việt Nam, số 43 - Nguyễn Chí Thanh - Ba Đình - Hà Nội. ĐT: (04) 38318655.

- Kết nối qua website www.dendomdom.com.vn

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.