Chi tiết công khai 44 dự án 'vỡ' tiến độ, dính sai phạm ở Bình Thuận

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Trong 44 dự án chậm tiến độ, không đưa đất vào sử dụng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có những dự án được cấp phép từ cách đây 20 năm. Đáng chú ý, có dự án dính nhiều sai phạm trong chuyển mục đích sử dụng đất, xây dựng hạ tầng đô thị khi chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất...

Tỉnh Bình Thuận vừa công khai 44 dự án chậm tiến độ, không đưa đất vào sử dụng. Theo đó, tổng diện tích đất của 44 dự án trên là gần 645ha. Mục đích sử dụng đất của các dự án này là thương mại dịch vụ, đất ở và thương mại dịch vụ, sản xuất kinh doanh, rừng sản xuất và thương mại dịch vụ, trồng rừng phòng hộ kết hợp với kinh tế.

Điều đáng nói, có những dự án được cấp phép từ gần 20 năm trước nhưng đến nay vẫn chậm tiến độ, chưa đưa đất vào sử dụng. Phần lớn các dự án này ở ven biển thuộc địa bàn TP Phan Thiết, thị xã La Gi, các huyện Hàm Thuận Nam, Bắc Bình và Tuy Phong.

Chi tiết công khai 44 dự án 'vỡ' tiến độ, dính sai phạm ở Bình Thuận ảnh 1

Bình Thuận công khai 44 dự án chậm tiến độ, không đưa đất vào sử dụng, trong đó có dự án Sentosa Villa (phường Mũi Né) quy mô 15,37ha của Công ty TNHH Đầu tư Sài Gòn. Đáng chú ý, dự án này có nhiều sai phạm như chuyển mục đích sử dụng đất chưa đúng quy định, xây dựng hạ tầng đô thị khi chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất. Ảnh minh họa.

Cụ thể, trong danh sách này có 13 dự án tại TP Phan Thiết, gồm: Khu du lịch sinh thái Oscar của Công ty CP đầu tư xây dựng An Điền; Khách sạn nghỉ dưỡng Bình An - Mũi Né của Công ty TNHH Bình An-Mũi Né; Khách sạn du lịch Hữu Lợi của Công ty TNHH DVTM Hữu Lợi;

Dự án Sentosa Villa (phường Mũi Né) quy mô 15,37ha của Công ty TNHH Đầu tư Sài Gòn. Đáng chú ý, dự án này được tỉnh Bình Thuận chỉ ra có nhiều sai phạm như chuyển mục đích sử dụng đất chưa đúng quy định, xây dựng hạ tầng đô thị khi chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Dự án The Balé (phường Hàm Tiến) của Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Tân Tiến; Khu biệt thự Revera Park của Công ty CP Minh Phát; Khu du lịch Minh Sơn của Công ty TNHH Du lịch Minh Sơn; Khu du lịch Thành Hưng của Công ty TNHHKD Nhà Thành Hưng; Khu du lịch Mũi Né Infity của Công ty TNHH thương mại Ngọc Hương;

Khu du lịch Ngọc Khánh của Công ty TNHH du lịch Ngọc Khánh; Dự án Resort Hotel Lamuine 2 của Công ty TNHH Du lịch Minh Quân; Khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp cao cấp King Sea Phan Thiết của Công ty TNHH Đại Thanh Quang;

Nhà hàng và dịch vụ kết hợp nghỉ dưỡng Phương Trang (phường Hàm Tiến) của Công ty TNHH Du lịch và Vận tải Phương Trang. Đối với dự án này, chủ đầu tư 2 lần không đến làm việc theo giấy mới của Đoàn kiểm tra. Đồng thời, sử dụng đất sai mục đích.

Tại thị xã Lagi có 8 dự án chậm tiến độ, không đưa đất vào sử dụng: Khu du lịch sinh thái Whale Hill của Công ty TNHH AD.V; Khu du lịch E DEN của Công ty Cổ phần Ê Đen (Công ty CPTVTMDVDO Hồng Quân); Khu du lịch Thu Hằng của Công ty TNHH thương mại - Vận tải Du lịch Hiệp Phát; Khu du lịch Làng Tre La Gi của Công ty TNHH Làng Tre – Mũi Né; Khu du lịch Sài Gòn - Hàm Tân của Công ty Cổ phần du lịch Sài Gòn - Hàm Tân; Khu du lịch Song Thành của Công ty TNHH Song Thành; Khu du lịch Mũi Đá của Công ty Cổ phần Thế kỷ 21; Khu du lịch Việt Chăm của Công ty TNHH Dịch vụ - Thương mại An Tiêm.

Tại huyện Hàm Thuận Nam có 10 dự án: Khu du lịch Huy Hoàng của Công ty TNHH Du lịch Huy Hoàng; Khu du lịch Cẩm Thái của Công ty TNHH Du lịch Cẩm Thái; Khu du lịch Honey Beach của Công ty TNHH Thương mại - Du lịch Đại Lộc; Khu du lịch Đại Tây Dương của Công ty TNHH Du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Đồi vàng – Kê Gà;

Khu nghỉ dưỡng Amina Phan Thiết của Công ty Cổ phần Du lịch Phương Bắc; Khu du lịch sinh thái Kê Gà của Công ty Cổ phần Du lịch sinh thái Kê Gà; Khu du lịch Thuận Quý I của DNTN Thuận Quý I; Khu du lịch Liên Hương - Sài Gòn của Công ty TNHH Du lịch Liên Hương - Sài Gòn; Khu du lịch Ngọn Hải Đăng của Công ty Cổ phần Ngọn Hải Đăng;

Khu du lịch Hòn Lan (Golden Orchid) của Công ty TNHH Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Nam An. Đối với dự án này, chủ đầu 2 lần không đến làm việc theo giấy mời của Đoàn kiểm tra. Đến tháng 11/2022 hết thời hạn gia hạn, Nhà nước thu hồi đất.

Huyện Bắc Bình cũng có 8 dự án: Khu du lịch Hawaii của Công ty TNHH Du lịch Hawaii; Dự án du lịch Hòn Nghề 1 của Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại Dịch vụ Việt Đức; Khu du lịch sinh thái Francisco Bay của Công ty TNHH Du lịch Hồng Vy; Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Đồi Cát của Công ty TNHH Dịch vụ - Kinh doanh nhà và du lịch Đồi Cát;

Khu du lịch Tazon Resort của Công ty CP Dịch vụ Tazon; Khu du lịch sinh thái Delverton của Công ty TNHH Delverton Việt Nam; Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Bàu Trắng - Hòn Hồng của Công ty Cổ phần Thái Vân; Khu du lịch sinh thái Hồng Quang - Phan Thiết của Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình và Đầu tư Địa ốc Hồng Quang.

Huyện Tuy Phong có 5 dự án: Khu nghỉ dưỡng Cà Ná của Công ty cổ phần Green Solar Technology Việt Nam (Công ty TNHH Nghỉ dưỡng Cà Ná); Khu tổ hợp khách sạn cao cấp Utisys của Công ty TNHH Utisys Việt Nam; Khu du lịch sinh thái Hồ Sông Lòng Sông của Công ty TNHH Du lịch Hồng Vy; Khu dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng Châu Lê của Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Châu Lê;

Khu du lịch Hải Yến của Công ty TNHH Hải Yến thành Công ty TNHH Đầu tư Dự án Dân cư và Du lịch Vĩnh Tân. Chủ đầu tư không đến làm việc theo giấy mời của Đoàn kiểm tra. Đến tháng 11/2022 hết thời hạn gia hạn, Nhà nước thu hồi đất.

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.