Châu Âu bất đồng về vai trò an ninh của Mỹ

Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đến dự cuộc họp báo chung tại trụ sở EU ở Brussels ngày 21/7. Ảnh: Getty
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đến dự cuộc họp báo chung tại trụ sở EU ở Brussels ngày 21/7. Ảnh: Getty
TP - Các bộ trưởng của Liên minh châu Âu (EU) nhóm họp trong tuần này để thảo luận về tương lai kế hoạch phòng thủ quân sự của châu Âu. Họ được cho là sẽ nhấn mạnh bài học đã được rút ra: Châu Âu cần phải đủ mạnh để tự chiến đấu bảo vệ mình.   

Mặc dù vậy, Pháp và Đức, hai “ông lớn” ở Lục địa già, vẫn khác biệt về vai trò của Mỹ trong tương lai. Theo tin của Reuters, các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng EU họp trực tuyến vào 5/11 và thứ Sáu sẽ nhận được báo cáo thường niên đầu tiên của khối về khả năng phòng thủ chung, dự kiến sẽ làm cơ sở cho các nỗ lực do Pháp dẫn đầu thời kỳ hậu Brexit, hậu Donald Trump nhằm biến EU thành một khối quân sự độc lập.

Một số nhà ngoại giao nói tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden sẽ ngăn chặn những luận điệu đối đầu của người tiền nhiệm đối với các đồng minh, nhưng ông sẽ không thay đổi thông điệp cơ bản của Mỹ rằng châu Âu cần đóng góp nhiều hơn cho nền quốc phòng của họ. Một nhà ngoại giao Pháp nói: “Chúng tôi không ở trong hiện trạng cũ, khi có thể giả đò rằng nhiệm kỳ tổng thống của ông Donald Trump chưa bao giờ tồn tại và thế giới vẫn như bốn năm trước”.

Một quan chức EU nói chiến thắng của ông Biden là “lời kêu gọi châu Âu tiếp tục xây dựng một nền phòng thủ chung, là một đồng minh hữu ích và mạnh mẽ trong NATO”. Kể từ tháng 12/2017, EU nỗ lực xây dựng sức mạnh quân sự độc lập với Mỹ. Nỗ lực này chủ yếu được thúc đẩy bởi Pháp, cường quốc quân sự lớn còn lại của EU sau khi Anh rời khối này.

Trong thời gian là thành viên, London có xu hướng không đồng thuận về vai trò quân sự của EU, thay vào đó, chú trọng vai trò của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), coi đây là diễn đàn chính về quốc phòng của châu Âu. Việc London rút lui mang lại cho Paris cơ hội thúc đẩy tham vọng lâu dài về một vai trò lớn hơn của EU trong lĩnh vực quốc phòng, với sự hỗ trợ thận trọng hơn từ Berlin.

“Mỹ sẽ chỉ tôn trọng chúng tôi với tư cách là đồng minh nếu chúng tôi nghiêm túc về lập trường của mình và nếu chúng tôi có chủ quyền riêng về quốc phòng”, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói trong một cuộc phỏng vấn hôm 15/11.

Tổng thống Trump công khai thù địch với NATO, thường xuyên chỉ trích các nước châu Âu đầu tư quá ít cho quốc phòng và mô tả các đồng minh chi dưới 2% GDP là “không sòng phẳng”. Các chính quyền trước đây của Mỹ cũng kêu gọi châu Âu chi tiêu nhiều hơn.

Trong một bài viết chung cho báo chí châu Âu và Mỹ hôm thứ Hai, ngoại trưởng Pháp và Đức nói họ cam kết “làm cho quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương cân bằng hơn”. Nhà ngoại giao hàng đầu của EU Josep Borrell nói riêng với các đại sứ EU vào cuối tuần trước rằng, EU cần “thực hành ngôn ngữ quyền lực, không chỉ nói suông”.

Pháp, Ðức khác biệt

Theo các chuyên gia, trong khi EU đang tiến hành các dự án chung và sẽ dành 9,46 tỷ USD từ năm tới cho quỹ phát triển vũ khí, khối này cần ít nhất một thập kỷ nếu muốn đạt được một mức độ độc lập quân sự nào đó với Washington.

Sự khác biệt giữa Pháp và Đức cũng đang xuất hiện, trong đó Berlin được coi là phía hoài nghi hơn về các sáng kiến bên ngoài NATO. Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer nói người châu Âu không thể hy vọng thay thế hệ thống vũ khí hạt nhân phòng thủ của Mỹ. Theo bà, châu Âu sẽ không thể tự đảm bảo an ninh cho mình nếu không có sự giúp đỡ của Mỹ và NATO trong nhiều thập kỷ tới.

 “Ý tưởng về việc tự chủ chiến lược của châu Âu sẽ đi quá xa nếu nuôi dưỡng ảo tưởng rằng chúng ta có thể đảm bảo an ninh, ổn định và thịnh vượng của châu Âu mà không có NATO và Mỹ”, bà Kramp-Karrenbauer nói hôm qua. Bà nói thêm, sẽ mất nhiều thập kỷ để xây dựng sức mạnh quân sự với các vũ khí thông thường và hạt nhân để bù đắp những gì Mỹ và NATO đang đóng góp cho an ninh của khối vào thời điểm hiện tại.

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.