Chậm trả lời dân, chủ tịch 5 tỉnh thành được yêu cầu chấn chỉnh

TPO - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng, Thái Bình, TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh kịp thời chấn chỉnh việc chậm trễ trong xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt và thực hiện nghiêm Quy chế tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 574/QĐ-TTg ngày 25/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Chỉ đạo kiểm tra, chấn chỉnh kịp thời việc xử lý phản ánh, kiến nghị và trả lời của các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý.

 Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng, Thái Bình, TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh kịp thời chấn chỉnh việc chậm trễ trong xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.

 Thủ tướng Chính phủ giao Văn phòng Chính phủ định kỳ hàng quý tổng hợp, cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tấn, báo chí về tình hình, kết quả tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh kiến nghị của người dân; đăng tải công khai trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và Trang tin điện tử tổng hợp của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ.

 Theo báo cáo của Văn phòng Chính phủ, trong quý II/2017, Hệ thống thông tin đã tiếp nhận được 782 phản ánh, kiến nghị thuộc phạm vi xem xét, xử lý. Trong đó, phản ánh, kiến nghị về hành vi chiếm 84% (656/782), phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính chiếm 16% (126/782).

Đối với 782 phản ánh, kiến nghị thuộc phạm vi xem xét, xử lý, Văn phòng Chính phủ đã chuyển 291 phản ánh, kiến nghị đến các bộ, ngành, địa phương để xem xét, xử lý theo thẩm quyền (tương ứng 37%); 491 phản ánh, kiến nghị còn lại đang đề nghị người dân cung cấp bổ sung thông tin làm cơ sở xem xét, chuyển xử lý theo thẩm quyền.

Các ý kiến trả lời phản ánh, kiến nghị đều được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Hầu hết phản ánh, kiến nghị sau khi được cơ quan nhà nước tiếp nhận, xử lý đều được người dân nhất trí, hài lòng.

Một số phản ánh kiến nghị mang tính chất sáng kiến, giải pháp đã được các bộ, ngành đánh giá cao và cam kết sẽ nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách, quy định, TTHC. Bên cạnh đó, từ phản ánh, kiến nghị của người dân, một số công chức có hành vi không chuẩn mực trong tiếp nhận, giải quyết TTHC đã bị kiểm điểm và xử lý.

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.