Văn bản phân luồng của Sở GTVT Hà Nội nêu rõ: Sau khi thông xe, các phương tiện tham gia giao thông trên cầu vượt An Dương theo chiều Yên Phụ - Nghi Tàm và ngược lại. Ngoài chiều này, các phương tiện đi qua nút giao thông An Dương – Thanh Niên từ các chiều, như Thanh Niên, An Dương, Nghi Tàm, Yên Phụ… đi dưới thấp và qua trung tâm nút theo sự điều khiển và hướng dẫn của hệ thống đèn tín hiệu, sơn kẻ vạch, biển báo giao thông.
Tại nút giao thông Nghi Tàm – Câu Cơ – Yên Phụ (phía về Nhật Tân) và nút Yên Phụ - Cửa Bắc, các phương tiện đi theo hệ thống biển báo và đảo giao thông trung tâm nút. Cấm phương tiện thô sơ (xe đạp, xe ba bánh, xe lăn…) và người đi bộ đi lên cầu vượt An Dương. Phương án tổ chức giao thông trên có hiệu lực từ sáng 11/10.
Cầu có 2 làn xe cơ giới lưu thông theo chiều Yên Phụ - Nghi Tàm.
Cầu vượt An Dương cấm phương tiện thô sơ (xe đạp, xe ba bánh, xe lăn…) và người đi bộ lên cầu
Sau khi được thông xe, đầu An Dương sẽ gairi quyết ùn tắc thường xuyên kéo dài tại nút giao thông An Dương - Thanh Niên tồn tại nhiều năm nay.
Cầu vượt An Dương được khởi công tháng cuối năm 2017 với kinh phí 312 tỷ đồng, dự án 1 trong 8 công trình giao thông cấp bách của Hà Nội, nhằm xử lý tình trạng ùn tắc giao thông, kết nối trung tâm chính trị Ba Đình và đường nối từ cầu Nhật Tân tới sân bay Nội Bài. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội làm chủ đầu tư.