Câu chuyện về người nông dân làm giàu từ loại 'rau hoàng đế'

Câu chuyện về người nông dân làm giàu từ loại 'rau hoàng đế'
TP - Ninh Thuận vốn là vùng đất được ví như một tiểu sa mạc, nơi người dân hằng ngày vừa phải ứng phó với hiện tượng biến đổi khí hậu, vừa phải tìm cách mưu sinh trên những cánh đồng khô hạn quanh năm. Cuộc sống của họ có lẽ sẽ chẳng có gì thay đổi nếu như không có bước ngoặt trong việc thay đổi mô hình làm kinh tế mới.

Người nông dân đi lên từ hai bàn tay trắng

Nhận thấy việc trồng cây măng tây rất thích hợp với thổ nhưỡng mà lại mang giá trị kinh tế cao, UBND tỉnh đã khuyến khích người dân địa phương đẩy mạnh trồng loại cây này bên cạnh các cây truyền thống khác, kết hợp cùng mô hình chăn nuôi du mục. Sau khi tìm hiểu được biết măng tây xanh là loại cây dễ chăm sóc, phù hợp đất cát, ít phải sử dụng phân bón vô cơ mà ngày nào cũng có thể thu hoạch được luôn, ông Hùng Ky (thôn Tuấn Tú - xã An Hải - huyện Ninh Phước) là một trong số ít người đã quyết định chuyển đổi mô hình cây trồng theo hướng mới.

Từ chỗ trồng thử nghiệm và tìm đầu ra ổn định cho cây măng tây, ông quyết định vay vốn của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) để mở rộng diện tích trồng và ứng dụng mô hình tưới nước tiết kiệm trên vùng đất cát. Tính đến cuối năm 2020, gia đình ông Ky đã có trên 2ha măng tây xanh, cung cấp ra thị trường khoảng 108 tấn/năm với mức giá trung bình 50.000 đồng/kg.

Với mức doanh thu đạt trên 2,9 tỷ đồng/năm, trừ các khoản chi phí gia đình ông thu lãi trên 800 triệu đồng. Từ một hộ nông dân nghèo khó, đi chăn bò thuê hơn chục năm, đến nay nhà ông đã xây dựng được một căn nhà khang trang và sắm ô tô. Nhìn lại chặng đường đã qua, ông luôn cảm thấy may mắn vì đã quyết định mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Bưu điện Liên Việt để đầu tư phát triển sản xuất.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong dịp về tham quan cây trồng tại tỉnh Ninh Thuận đã hỏi ông Hùng Ky có vay ngân hàng để trồng cây không. Ông Hùng Ky chia sẻ: “Tôi đã gõ cửa nhiều ngân hàng nhưng chỉ có Liên Việt đã hỗ trợ giúp tôi nhanh chóng các thủ tục vay vốn. Nhờ có các cán bộ Ngân hàng tư vấn về sản phẩm nhiệt tình cũng như hỗ trợ trong suốt quá trình giải ngân nên tôi đã mạnh dạn quyết định vay vốn tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt. Không chỉ có vậy các bạn nhân viên Ngân hàng còn hỗ trợ chia sẻ kinh nghiệm trong suốt quá trình trồng và thu hoạch cây. Thực sự rất cảm ơn sự đồng hành của LienVietPostBank luôn quan tâm đến những người nông dân như tôi".

Câu chuyện về người nông dân làm giàu từ loại 'rau hoàng đế' ảnh 1
Gian nan không nản bước và trái ngọt sau những giọt mồ hôi

Từ câu chuyện truyền cảm hứng của ông Hùng Ky đã có nhiều người dân mạnh dạn tìm kiếm sự giúp đỡ về tài chính của Ngân hàng để chuyển đổi cây trồng với ước mơ thoát nghèo. Những rào cản trong suy nghĩ của những người nông dân về khoảng cách, về thủ tục vay vốn trước đây hoàn toàn đã được xóa bỏ. Với mạng lưới giao dịch phủ khắp đến từng điểm văn hóa xã, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt trở thành một địa chỉ thân quen của nhiều bà con nông dân.

Không những thế, với vị thế là Ngân hàng TMCP tiên phong trong lĩnh vực cho vay Nông nghiệp Nông thôn, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt có một đội ngũ cán bộ tín dụng nhiệt huyết thường xuyên đồng hành, sâu sát với người nông dân. Bên cạnh sự hỗ trợ về thủ tục vay vốn, các cán bộ tín dụng còn hướng dẫn về kỹ thuật chăm sóc cây trồng cho bà con.

Nhờ có vậy, không chỉ ông Hùng Ky, không chỉ có thôn Tuấn Tú mà rất nhiều người dân, nhiều thôn xã ở tỉnh Ninh Thuận đã đang biến hàng chục ha đất cát thường xuyên bị bỏ hoang vào mùa hạn thành những cánh đồng măng tây xanh tốt, có giá trị và năng suất cao, thật sự mang lại nguồn thu nhập, giúp tỉnh Ninh Thuận vươn lên thoát nghèo bền vững trong tương lai.              

MỚI - NÓNG
25 năm viết tiếp ngọn lửa tình nguyện vùng cực Nam tổ quốc
25 năm viết tiếp ngọn lửa tình nguyện vùng cực Nam tổ quốc
TPO - Hành trình 25 năm của chiến dịch “Thanh niên tình nguyện hè” là thanh xuân tiếp nối của rất nhiều thế hệ thanh niên Cà Mau. Dù thời gian trôi qua nhưng những ký ức mãi xanh đã phần nào đọng lại khi nhìn về những năm tháng đầy khó khăn, được cùng ăn, cùng ở, cùng làm, được góp sức trẻ vào những công trình vì cộng đồng.
Thôn 2, xã Phước Lộc (Phước Sơn, Quảng Nam) sạch đẹp giữa núi rừng Ảnh: Nguyễn Thành
Trở lại nơi bùng phát dịch bạch hầu
TP - Gần 10 năm trước, thôn 8A và 8B (nay là thôn 2 xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn, Quảng Nam) nổi tiếng cả nước khi dịch bạch hầu sau nhiều năm biến mất bất ngờ bùng phát ổ dịch tại đây. Những cái chết vì bạch hầu ở bản làng heo hút, nơi đồng bào sợ tiêm phòng, sợ đi bệnh viện đã khiến ngành y tế và chính quyền địa phương tốn nhiều công sức vận động. Giờ nơi đây đã đổi thay, cuộc sống mới đang hồi sinh từng ngày.