Cậu bé lớp 7 chèo thuyền đưa bạn bè tới lớp

Cậu bé lớp 7 chèo thuyền đưa bạn bè tới lớp
Bạn Viết Văn, nhà ở xã vùng cao Xuân Thái, Thanh Hóa, năm nay 13 tuổi nhưng đã có kinh nghiệm 5 năm chèo thuyền đi học.

Cậu bé lớp 7 chèo thuyền đưa bạn bè tới lớp

> Ngày 20/11 không hoa ở rốn lũ lịch sử
> Tuổi thơ ngủ gầm cầu thang của nữ sinh Việt xuất sắc nhất tại Úc

Bạn Viết Văn, nhà ở xã vùng cao Xuân Thái, Thanh Hóa, năm nay 13 tuổi nhưng đã có kinh nghiệm 5 năm chèo thuyền đi học.

Tan trường, nhiều bạn học sinh cấp 1, cấp 2 Xuân Thái ào ra bến đò chờ đi thuyền nan về nhà
Tan trường, nhiều bạn học sinh cấp 1, cấp 2 Xuân Thái ào ra bến đò chờ đi thuyền nan về nhà.
Những chiếc thuyền được đan sít từ tre, có ken sơn cho nước khỏi vào, người dân dùng đánh cá, giờ trở thành phương tiện đi lại của học trò nơi đây
Những chiếc thuyền được đan sít từ tre, có ken sơn cho nước khỏi vào, người dân dùng đánh cá, giờ trở thành phương tiện đi lại của học trò nơi đây.
Hàng chục bạn cùng ngồi trên chiếc thuyền, không có phao cứu sinh hay đồ bảo hộ
Hàng chục bạn cùng ngồi trên chiếc thuyền, không có phao cứu sinh hay đồ bảo hộ.
Bạn Bùi Thị Trang, học sinh lớp 9, cho biết ngay từ nhỏ đã được làm quen với sóng nước và biết đi thuyền từ năm 8 tuổi. Hàng ngày, Trang chèo thuyền đưa hai em ruột và các bạn cùng đi học.
Bạn Bùi Thị Trang, học sinh lớp 9, cho biết ngay từ nhỏ đã được làm quen với sóng nước và biết đi thuyền từ năm 8 tuổi. Hàng ngày, Trang chèo thuyền đưa hai em ruột và các bạn cùng đi học. "Đi đường nhựa xa quá, tụi mình lại không có xe đạp nên chọn cách đi qua hồ cho nhanh", Trang cho biết.
Cậu học trò Lê Viết Văn được bạn bè gọi là
Cậu học trò Lê Viết Văn được bạn bè gọi là "rái cá hồ Sông Mực" bởi khả năng bơi lội và chèo thuyền cừ khôi. Văn mới 13 tuổi nhưng đã có kinh nghiệm 5 năm chèo thuyền đi học.
Con đò chở những chiếc áo trắng mênh mông giữa sóng nước
Con đò chở những chiếc áo trắng mênh mông giữa sóng nước.
Mỗi lần chèo thuyền sang bến cũng mất cả tiếng đồng hồ. Bởi vậy, khi bạn học buổi sáng về được đến bờ bên kia cũng là lúc bắt đầu giờ tới lớp của các bạn học buổi chiều
Mỗi lần chèo thuyền sang bến cũng mất cả tiếng đồng hồ. Bởi vậy, khi bạn học buổi sáng về được đến bờ bên kia cũng là lúc bắt đầu giờ tới lớp của các bạn học buổi chiều.
Những người dân sống ven hồ Sông Mực chịu cảnh ngập lụt quanh năm nên chèo thuyền qua hồ là cách nhanh nhất để đến trường
Những người dân sống ven hồ Sông Mực chịu cảnh ngập lụt quanh năm nên chèo thuyền qua hồ là cách nhanh nhất để đến trường.
Bạn nào ở gần thì đi 1 km, bạn ở xa thì phải đi từ 3 đến 4 km. Lùm Lau, làng Lúng, Ao Ràng là những thôn có nhiều bạn chèo thuyền đi học nhất
Bạn nào ở gần thì đi 1 km, bạn ở xa thì phải đi từ 3 đến 4 km. Lùm Lau, làng Lúng, Ao Ràng là những thôn có nhiều bạn chèo thuyền đi học nhất.
Các bạn nhỏ ngồi chênh vênh trên mũi thuyền
Các bạn nhỏ ngồi chênh vênh trên mũi thuyền.
Nhiều thế hệ học sinh Xuân Thái lớn lên, đi học xa nhà đều từ những chuyến thuyền nan
Nhiều thế hệ học sinh Xuân Thái lớn lên, đi học xa nhà đều từ những chuyến thuyền nan.
Vượt qua quãng đường 3 km trên mặt hồ rộng mênh mông là sang đến trường
Vượt qua quãng đường 3 km trên mặt hồ rộng mênh mông là sang đến trường.

Theo Phương Hòa
VnExpress

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.