> Xây dựng khách sạn quan trọng hơn… phòng chống lụt bão?
> 'Hãy để tôi chết chung với cả nhà trong xe'
“Xây dựng bệnh viện mà ông giám đốc bệnh viện làm chủ dự án trong khi ông ấy phải lo mổ xẻ, chữa bệnh thì có đảm bảo không? Bắt Bộ Y tế phải chịu trách nhiệm về công trình xây dựng thì khó quá. Lĩnh vực cấp phép xây dựng cũng còn rất tùy tiện. Nếu cứ cấp phép kiểu ấy thì Bộ trưởng Xây dựng khó mà quản lý được đô thị”...” – Chủ tịch QH chỉ rõ.
Để chấm dứt tình trạng cấp phép tùy tiện, Chủ tịch QH đề nghị phải chấn chỉnh, làm rõ trách nhiệm của người cấp phép. “Một ông bán thịt chó ngoài chợ cũng được cấp phép khai thác mỏ, rồi ông này bán lại giấy phép, gây sập mỏ chết người. Những việc thế này thì ông cấp phép phải biết chứ?” – Chủ tịch QH nêu thực trạng.
Cùng quan điểm này, Chủ tịch HĐDT Ksor Phước kiến nghị: “Công trình thủy điện, cầu, chợ, nhà cao tầng nếu gây thảm họa, cháy, thì cần phải truy cứu trách nhiệm người phê duyệt, cấp phép cho dự án đó”.
Thất thoát ngân sách khó ngăn chặn
Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu đặt vấn đề, có nên giao cho tất cả các bộ quản lý dự án xây dựng cơ bản thuộc ngành mình hàng trăm tỷ đồng hay không?”. Theo ông Lưu, phải có công cụ để quản lý được các dự án đầu tư từ ngân sách hiệu quả hơn. Nếu để các bộ (không có chuyên môn) quản lý các dự án đầu tư lớn, họ sẽ phải đi thuê các ban quản lý dự án, vì rất khó tự mình làm nổi. Nên để cho các bộ ngành có chuyên môn quản lý các dự án, chủ đầu tư nhận chìa khóa trao tay, để tránh thất thoát. “Vấn đề thông đồng, móc ngoặc giữa các khâu tư vấn – thiết kế - thi công có xử lý được không? Đây là câu hỏi mà người dân và chủ đầu tư mong đợi ở Luật sửa đổi lần này”- ông Lưu nhấn mạnh.
Còn theo Chủ tịch HĐDT Ksor Phước, luật nên có cơ chế để người dân giám sát đối với các dự án, nhất là khâu đấu thầu dự án, phải tạo cho họ cơ chế để phát hiện, để xử lý được sai phạm, hạn chế tổn thất cho
nhà nước”.
Nhìn dưới góc độ sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, Chủ nhiệm UBTCNS Phùng Quốc Hiển khẳng định thất thoát, lãng phí từ khâu thiết kế, thi công là rất lớn. Luật phải giải quyết vấn đề lãng phí do quy hoạch không phù hợp, chồng lấn, quy hoạch quá mức hoặc quá dễ dãi trong điều chỉnh quy hoạch. “Xây dựng cơ bản có tính đặc thù, không phải xây xong vài năm phá đi xây lại. Cho xây 10 tầng mà xây 20 tầng rồi cắt cụt đi cũng lãng phí. Mỗi nhiệm kỳ lại thay đổi quy hoạch “tân quan tân chính sách”, phải có chế tài xử lý” - ông Hiển nói.