Cặp Long não trên 80 tuổi thành cây di sản Việt Nam

TPO - Hai cây long não khổng lổ tại Biệt điện Bảo Đại ở Buôn Ma Thuột, vừa được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đưa vào danh sách "Cây di sản Việt Nam".

Hai bên cổng chính Biệt điện Bảo Đại ở trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột có hai cây long não khổng lồ tuyệt đẹp được trồng cân xứng, gốc lớn hàng chục người ôm, mỗi cây tỏa cành xanh rợp cả trăm mét vuông, trông như cổ thụ nghìn tuổi.

Mới đây, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã làm thủ tục công nhận, đưa 2 cây long não này vào danh sách “Cây di sản Việt Nam”.

Cặp Long não trên 80 tuổi thành cây di sản Việt Nam ảnh 1

Đôi long não mới được phong “Cây di sản Việt Nam”.

Long não hay còn gọi là rã hương là một loại cây thân gỗ, lớn, thường xanh, có thể cao tới 20–30 m. Lá nhẵn bóng, vò dập sẽ thơm nhẹ mùi long não. Nhờ chứa tinh dầu, gỗ long não không bị côn trùng phá hại. Trước đây, Long não thường bị khai thác để sản xuất long não tự nhiên, phục vụ trong y tế, còn hiện nay mọi loại long não đều được chế biến tổng hợp từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau.

Trong danh sách cây di sản Việt Nam đã được công nhận, có lẽ đôi long não này thuộc hàng “trẻ tuổi” nhất. Theo tiến sĩ sử học Lương Thanh Sơn- Giám đốc Bảo tàng Đắk Lắk, cơ quan hiện có khuôn viên bao trọn cả Biệt điện Bảo Đại Buôn Ma Thuột, căn cứ vào lịch sử thành lập đô thị của vùng đất này, đôi cây long não đã được người Pháp đưa sang chỉ có thể được trồng khi vua Bảo Đại cho xây Biệt điện khoảng năm 1929-1930.

Rất nhiều người không tin đôi cây khủng này mới trên 80 tuổi. Nhưng thực tế cho thấy nhiều loại cây trồng trên Tây Nguyên đã phát triển với tốc độ khó tin. Ví dụ cây Bồ đề do lãnh đạo tỉnh trồng tại Đình Lạc Giao ( nơi được xem là điểm khai sinh ra thành phố Buôn Ma Thuột bây giờ) vào ngày 30/8/1990, tới nay mới 24 tuổi nhưng đã bị rất nhiều  văn thi sĩ tả là “ cổ thụ hàng trăm năm tuổi”.

MỚI - NÓNG
Dự án nghìn tỷ nát tươm: Tư vấn thiết kế khai ‘chưa từng nhận được phản ánh’
Dự án nghìn tỷ nát tươm: Tư vấn thiết kế khai ‘chưa từng nhận được phản ánh’
TPO - Tại tòa, bị cáo thuộc đơn vị tư vấn khai quá trình thi công cho đến trước ngày diễn ra sạt trượt, đơn vị tư vấn không nhận được bất cứ phản ánh nào liên quan đến hồ sơ thiết kế. 'Nước ngầm' mà cáo trạng đề cập là do thấm từ trên xuống, lỗi này do đơn vị thi công sử dụng đất đắp không đạt yêu cầu.