Cảnh vắng vẻ ít thấy tại các trung tâm mua sắm sầm uất bậc nhất TPHCM
TPO - Sau nhiều tháng giãn cách, các trung tâm thương mại ở TPHCM bắt đầu mở cửa trở lại hướng đến dịp mua sắm lớn nhất trong năm.
Theo ghi nhận của PV Tiền Phong tại Trung tâm thương mại Crescent Mall (quận 7) thời điểm này vẫn vắng lặng, khác hẳn với cảnh sầm uất năm trước.
Nhiều khu vực mua sắm, vui chơi thưa thớt người qua lại
Rạp chiếu phim chưa được hoạt động nên vẫn trong tình trạng "cửa đóng then cài".
Tương tự, trung tâm thương mại Sài Gòn Centre (quận 1, TP HCM) ngày thường rất đông khách hàng đến vui chơi nay lại trở nên vắng vẻ lạ thường. Nhiều gian hàng tung nhiều chương trình giảm giá từ 10-50% nhưng cũng khá ít khách đến mua sắm.
Khu vực ẩm thực bên trong Trung tâm thương mại Sài Gòn Centre vẫn còn nhiều gian hàng chưa mở cửa trở lại. Để hút khách, nhiều gian hàng đã đẩy mạnh các chương trình giảm giá và dán thông báo bắt mắt phía trước nhưng cũng khá ít người dân tới tham quan và mua sắm.
Chợ “ngầm” dưới lòng đất Central Market (Quận 1) được xem là một trong những nơi thu hút người dân cũng như du khách đến để vui chơi, mua sắm. Tuy nhiên, từ khi chợ hoạt động trở lại đến nay, các quầy bán hàng đều ế khách.
Du khách ngạc nhiên khi thấy nhiều gian hàng bỏ trống, không hoạt động. Theo các tiểu thương tại khu ẩm thực, thường giờ cao điểm của chợ bắt đầu vào buổi trưa 11h - 13h, buổi tối lúc 18h-20h. Chúng tôi có mặt ở chợ lúc 11 giờ 30 trưa, tuy nhiên, lượng khách đến khu vực này chỉ lác đác vài người, trái ngược với không khí náo nhiệt so với trước.
Thay vì mời chào khách mua hàng như mọi khi, giờ đây các tiểu thương túm tụm nói chuyện giết thời gian, hoặc ngồi "lướt" điện thoại vì không có người mua.
"Không thể không mở lại quầy để trở lại nhịp sống. Tuy nhiên dịch COVID-19 đã ngăn khách đến chợ từ khi dịch COVID-19 bùng phát đến nay", chị Nghi nói.
Là một trong số ít quầy trong khu vực ẩm thực mở cửa trở lại, chị Nguyễn Thị Nghi - nhân viên tiệm kem Bingsu cho biết, vào thời điểm khi chưa có dịch, lượng khách rất đông, đến nỗi không còn bàn ghế trống. Theo chị Nghi, trung bình một ngày doanh thu khoảng 2 triệu đồng nhưng giờ có ngày thu về chỉ khoảng 150 - 200 ngàn đồng, có ngày chỉ bán được 1 đơn hàng có giá 25.000 đồng.
Bạn Phan Quang Tiến (quận 3) – khách đến chợ ngầm Central Market chia sẻ: "Bản thân tôi đã được tiêm vắc xin COVID-19 và được kiểm tra khai báo y tế, đo nhiệt độ ngay từ khu vực cổng ra vào chợ nên khá yên tâm để đến đây mua sắm. Tôi mong thời gian tới, nhiều gian hàng mở cửa trở lại để du khách như tôi có nhiều sự đa dạng để lựa chọn, không khí lại nhộn nhịp như trước".
Khu vực ẩm thực chỉ có 3 gian hàng hoạt động trở lại. Theo các tiểu thương, trước dịch COVID-19, khu vực ẩm thực có 52 gian hàng, giờ chỉ còn lại 3 gian hàng hoạt động trở lại. Tuy mở cửa nhưng cũng chịu chung cảnh lặng lẽ vì không có người mua.
Dù đã được hoạt động trở lại nhưng nhiều gian hàng phải đóng cửa, trả mặt bằng vì ế khách. Đại diện Central Market cho biết, thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục hỗ trợ tiểu thương như mở thêm nhiều quầy, sạp giúp các tiểu thương có thêm không gian rộng rãi để bán hàng. Đồng thời, đơn vị sẽ trang trí lại các khu vực trong chợ như trang trí Giáng sinh, Tết,...nhằm phục vụ nhu cầu du khách khi đến tham quan và mua sắm.
Đại diện Central Market thừa nhận, lượng khách đến tham quan, mua sắm giảm đáng kể từ sau khi chợ được hoạt động trở lại. "Nhằm chia sẻ khó khăn với các tiểu thương, đơn vị đã miễn giảm hoàn toàn chi phí thuê sạp trong thời gian chợ đóng cửa để phòng dịch COVID-19. Hiện tại, đơn vị đang hỗ trợ giảm từ 30-50% chi phí thuê mặt bằng nhưng các chủ sạp vẫn không mở vì ế khách. Đã có tới 200 quầy trả lại mặt bằng kinh doanh", đại diện đơn vị cho biết.
TPO - Tại Lễ phát động Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2022 diễn ra sáng 29/5, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Nguyễn Anh Tuấn kêu gọi các bạn trẻ bắt tay ngay vào những hành động cụ thể, sáng tạo, hiệu quả, quyết tâm để chiến dịch thành công.
TPO - Hôm nay (29/5), một máy bay của hãng hàng không tư nhân của Nepal mất tích cùng 22 người trên khoang, các quan chức chính phủ và hãng hàng không cho biết.
TPO - Từ năm 2018 đến nay, TPHCM chỉ thu hút được 5 chuyên gia, nhà khoa học; riêng người có tài năng đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật - thể dục, thể thao thì vẫn chưa thu hút được ai.
TPO - Dịch COVID-19 liên tiếp bùng phát trong năm 2021 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ tiêm các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng trên địa bàn TPHCM. Tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ không đạt đang gia tăng nguy cơ bùng phát các loại bệnh đã có vắc xin.
TPO - Kết quả phân tích mẫu nước sông Giêng (nơi có cá chết trắng) cho thấy, các thông số vượt nhiều lần so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (thông số BOD5, COD, TSS, Amoni, Photphat, Coliform). Đặc biệt, nguồn nước mặt tại hồ tự nhiên, khu vực vũng trũng trong đất phạm vi dự án của Nhà máy sản xuất cồn Tùng Lâm bị ô nhiễm nghiêm trọng.
TPO - Khởi công từ năm 2014 dự kiến bàn giao vào năm 2017 với tổng vốn đầu tư 800 tỷ đồng tòa nhà triển lãm 800 tỷ đồng được kỳ vọng là công trình biểu tượng của TPHCM. Tuy nhiên đến nay, công trình vẫn chưa thể hoàn thành và đưa vào sử dụng.
TPO - 9 doanh nghiệp “xài chùa” hơn 28 ha đất bãi biển ở Bãi Sau ở Vũng Tàu, nợ 326 tỷ đồng nhưng khi di dời để trả lại mặt bằng vẫn được bồi thường hơn 680 triệu đồng cho hoa màu, cây trái.
TPO - Hàng loạt khu đất ở Bà Rịa-Vũng Tàu được quảng cáo rầm rộ như 38 Láng Dài, Khu nhà ở sinh thái Đất Đỏ, Khu dân cư Phước Long Thọ, Khu phố trọ triệu phú 2, Đại Dương Xanh… đều là dự án “ma”. Pháp lý dự án chỉ là phân lô hộ lẻ trên đất trồng cây lâu năm, đất công viên, đất giao thông.
TPO - Theo thống kê của Sở Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) TPHCM toàn thành phố có gần 1,2 triệu lao động thuộc diện được hưởng hỗ trợ tiền thuê nhà cho công nhân theo Quyết định 08 của Chính phủ. Các sở ngành và địa phương đã lên danh sách cụ thể và đang chờ phê duyệt. Dự kiến, thành phố sẽ chi 2.097 tỷ đồng để hỗ trợ người lao động.
TPO - Từ ngày 23/5, mỗi lít xăng RON 95 tăng 670 đồng lên 30.650 đồng. Đây cũng chính là cú "đánh bồi", tác động trực tiếp đến nhiều ngành nghề kinh doanh, ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của người dân.
TPO - Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 giảm sâu, Bình Dương tập trung nguồn lực hạn chế thấp nhất tỉ lệ tử vong. Địa phương này giải thể mô hình bệnh viện, khu điều trị dã chiến, đồng thời thay đổi mô hình Trạm Y tế lưu động sang cố định, kiểm soát các loại dịch bệnh khác đang có xu hướng gia tăng.